dd/mm/yyyy

Nông thôn Tây Bắc: Xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP bền vững

Phát huy thế mạnh của địa phương có nhiều sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu và chất lượng, huyện Yên Châu (Sơn La) đang đang đẩy mạnh phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).


Nông thôn Tây Bắc: Xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP bền vững

Yên Châu tận dụng thế mạnh để phát triển sản phẩm OCOP

Triển khai chương trình chương trình OCOP, huyện Yên Châu (Sơn La) đã ban hành các kế hoạch, thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia chương trình OCOP cấp huyện. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức 3 lớp tập huấn về chương trình sản phẩm OCOP cho hơn 400 cán bộ từ huyện đến xã, bản, tiểu khu. Đồng thời, tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức kinh tế có sản phẩm tham gia chương trình OCOP đầu tư máy móc, trang thiết bị tiên tiến hiện đại phục vụ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản, chế biến sản phẩm; thiết kế nhãn hiệu, mẫu mã, bao bì sản phẩm và đăng ký nhãn hiệu sản phẩm OCOP.

Huyện Yên Châu (Sơn La) xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn; thuê chuyên gia tư vấn nâng cấp sản phẩm OCOP đạt cấp tỉnh để đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp huyện, cấp tỉnh.. Đồng thời phân bổ một phần kinh phí từ nguồn sự nghiệp nông thôn mới để hỗ trợ thiết kế nhãn hiệu, mẫu mã, bao bì  đóng gói sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm OCOP cho các HTX, doanh nghiệp tham gia chương trình...

Nông thôn Tây Bắc: Xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP bền vững - Ảnh 2.

Huyện Yên Châu (Sơn La) có nhiều sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu và chất lượng để phát triển các sản phẩm OCOP. Ảnh: Nguyễn Vinh

Nhận thấy tỏi được trồng ở các xã dọc quốc lộ 6, như: Chiềng Sàng, Chiềng Pằn, Chiềng Đông, Sặp Vạt với sản lượng khá lớn, HTX Tây Bắc, tiểu khu 4, thị trấn Yên Châu (Sơn La) đã đầu tư lò ủ để sản xuất tỏi đen. Trao đổi với phóng viên, Chị Nguyễn Thị Yến Linh, Giám đốc HTX Tây Bắc cho biết: Trong sản xuất sản phẩm tỏi đen, không sử dụng chất phụ gia hay chất bảo quản, là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên. Tham gia chương trình OCOP, HTX được các ngành chức năng của huyện hỗ trợ xây dựng thương hiệu, hoàn thiện hồ sơ đăng ký tham gia chương trình. Năm 2019, sản phẩm "Tỏi đen Châu Yên" của HTX được UBND huyện chứng nhận đạt giải A trong chương trình "Mỗi xã một sản phẩm OCOP". Đến năm 2020, sản phẩm được đánh giá, phân hạng OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đây là động lực để HTX tiếp tục sản xuất ra sản phẩm tỏi đen giàu chất dinh dưỡng đến với người tiêu dùng.

Nông thôn Tây Bắc: Xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP bền vững - Ảnh 3.

Sản phẩm tỏi đen được đánh giá, phân hạng OCOP 3 sao cấp tỉnh. Ảnh: Nguyễn Vinh

"Tỏi đen Châu Yên" của HTX Tây Bắc đã được quảng bá rộng rãi và bán trên các trang mạng xã hội và các cửa hàng phân phối, các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh. Trung bình mỗi 1 tháng, HTX sản xuất và tiêu thụ 3 tấn tỏi đen, chủ yếu xuất bán tại các thị trường: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Thanh Hóa... Doanh thu mỗi năm đạt từ 2,5-3 tỷ đồng, tạo việc làm cho 6 lao động địa phương với mức thu nhập từ 5 triệu đồng/tháng trở lên". Chị Linh nói.

Nông thôn Tây Bắc: Xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP bền vững - Ảnh 4.

Sản phẩm tỏi đen, không sử dụng chất phụ gia hay chất bảo quản, là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên. Ảnh: Nguyễn Vinh

Không chỉ có tỏi đen, từ lâu, huyện Yên Châu nổi tiếng với sản phẩm chuối. Với hơn 400 ha chuối tập trung ở các xã: Chiềng Đông, Chiềng Hặc, Sặp Vạt, Tú Nang... Ước tính mỗi năm toàn huyện cung ứng ra thị trường khoảng 2.000 tấn chuối tươi. Ngoài bán quả tươi, việc chế biến những sản phẩm từ quả chuối được chú trọng, góp phần nâng cao giá trị kinh tế và xây dựng thương hiệu chuối Yên Châu.

Ông Nguyễn Xuân Chiến, chủ cơ sở sản xuất Thành Công, tiểu khu 6, thị trấn Yên Châu (Sơn La), cho biết Sau khi học tập kinh nghiệm ở nhiều nơi, cơ sở sản xuất Thành Công, đã sản xuất chuối sấy giòn, với nguyên liệu từ chuối của địa phương. Triển khai chương trình OCOP, cơ sở sản xuất Thành Công, tiểu khu 6, thị trấn Yên Châu (Sơn La) đã đăng ký tham gia và được hỗ trợ thiết kế nhãn hiệu, mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm, quảng bá giới thiệu sản phẩm, vì thế sản phẩm chuối sấy giòn của cơ sở được nhiều nơi, nhiều người biết đến và đặt hàng.

Trung bình mỗi ngày, cơ sở sản xuất được khoảng 30kg chuối sấy giòn; sản phẩm được tiêu thụ tại các huyện, thành phố trong tỉnh và các siêu thị, nhà phân phối lớn khác tại các tỉnh miền xuôi, như: Hà Nội; Hòa Bình, Hải Dương...

Nông thôn Tây Bắc: Xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP bền vững - Ảnh 5.

Chuối sấy giàn sản phẩm OCOP 3 sao của huyện Yên Châu (Sơn La). Ảnh: Nguyễn Vinh

Yên châu đưa ra Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm OCOP

Bà Vũ Thị Hải, Phó trưởng Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Yên Châu, Sơn La cho biết: Triển khai chương trình, UBND huyện đã ban hành các kế hoạch, thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia chương trình OCOP cấp huyện. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức lớp tập huấn về chương trình sản phẩm OCOP cho cán bộ từ huyện đến xã, bản, tiểu khu. Đồng thời, tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức kinh tế có sản phẩm tham gia chương trình OCOP đầu tư máy móc, trang thiết bị tiên tiến hiện đại phục vụ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản, chế biến sản phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tham gia các hội chợ.

Nông thôn Tây Bắc: Xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP bền vững - Ảnh 6.

Đến nay, toàn huyện đã có 5 sản phẩm đạt hạng 3 sao (chuối sấy giòn, xoài sấy dẻo, tỏi đen Châu Yên, tinh bột nghệ vàng Thược Mai, rượu chuối) và 1 sản phẩm đạt 4 sao (chuối sấy dẻo). Ảnh: Nguyễn Vinh

"Qua kết nối tiêu thụ, đã tạo điều kiện cho nhiều đơn vị sản xuất trưng bày, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm trong hệ thống các cửa hàng phân phối hiện đại, như: Trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện ích, cửa hàng nông sản sạch, hệ thống trung tâm và điểm bán hàng OCOP", bà Hải nói.

Qua 4 năm thực hiện, có gần 40 ý tưởng sản phẩm của các chủ thể đăng ký tham gia chương trình. Huyện Yên Châu đã lựa chọn các sản phẩm trên nền tảng các ý tưởng đó để hoàn thiện hồ sơ gửi tham gia đánh giá phân hạng cấp tỉnh. Đến nay, toàn huyện đã có 5 sản phẩm đạt hạng 3 sao (chuối sấy giòn, xoài sấy dẻo, tỏi đen Châu Yên, tinh bột nghệ vàng Thược Mai, rượu chuối) và 1 sản phẩm đạt 4 sao (chuối sấy dẻo).

Nông thôn Tây Bắc: Xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP bền vững - Ảnh 7.

Nông thôn Tây Bắc: Xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP bền vững - Ảnh 8.

Chương trình OCOP góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm đặc trưng, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường và tạo đà cho ngành nông nghiệp địa phương phát triển bền vững. Ảnh: Nguyễn Vinh

Việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP đã tạo điều kiện cho địa phương phát triển các sản phẩm lợi thế, nâng cao giá trị sản phẩm. Đến nay, nhiều bà con nông dân, các đơn vị doanh nghiệp, HTX ngày càng chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, dần xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường và tìm hiểu để đưa lên các sàn giao dịch thương mại điện tử. Năm 2022, huyện Yên Châu tiếp tục phấn đấu có thêm 3 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, gồm: Trà hoa đu đủ đực Tây Bắc, chuối sấy dẻo bằng năng lượng mặt trời, miến dong sạch Hải Bình.

Văn Ngọc - Nguyễn Vinh