Nông thôn Tây Bắc: Bố trí lực lượng, tập trung giải pháp ứng phó bão số 3

Văn Ngọc

22/07/2025 15:09 GMT +7

Tỉnh Sơn La bố trí lực lượng, sẵn sàng di chuyển hỗ trợ nhân dân chịu ảnh hưởng của mưa lũ trên địa bàn, kịp thời ứng phó với bão số 3.

Bão số 3 cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn

Ngày 22/7, ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh Sơn La, đã chủ trì cuộc họp trực tuyến về giải pháp ứng phó với bão số 3.

Cơn bão số 3 có tên quốc tế là WIPHA, theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La từ chiều ngày 21 đến sáng sớm ngày 22/7, do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, ở tỉnh Sơn La đã có mưa, mưa vừa, cục bộ có mưa to. Lượng mưa từ sau 13 giờ ngày 21/7 đến 7 giờ ngày 22/7 phổ biến từ 10 - 60 mm, có nơi cao hơn như Km 46, xã Vân Hồ đạt 77,2 mm; xã Xuân Nha đo được 69 mm.

ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh Sơn La phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Quốc Tuấn

Theo dự báo, bão số 3 sẽ đổ bộ vào đất liền vào 10 giờ sáng ngày 22/7. Do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, ở tỉnh Sơn La có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, với lượng mưa phổ biến từ 80 - 150 mm, có nơi trên 200 mm. Riêng khu vực phía Đông Nam tỉnh với 32 xã, phường thuộc khu vực Yên Châu, Mộc Châu, Vân Hồ, Bắc Yên và Phù Yên có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến từ 150 - 250 mm, có nơi trên 300 mm.

Từ ngày 24 - 26/7, do chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua khu vực Bắc Bộ nối với vùng áp thấp suy yếu từ bão số 3, ở tỉnh Sơn La tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông với lượng mưa phổ biến từ 50 - 100 mm, có nơi trên 150 mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn trên 100 mm/3h.

Hội nghị được trực tuyến đến các xã, phường trên địa bàn tỉnh Sơn La. Ảnh: Quốc Tuấn

Bố trí lực lượng, ứng phó với bão số 3

Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự đã đề ra một số biện pháp ứng phó, gồm: Bố trí lực lượng thường trực, sẵn sàng di chuyển hỗ trợ nhân dân chịu ảnh hưởng của mưa lũ trên địa bàn. Đối với các công trình hồ chứa, hồ thủy lợi đã tiến hành xả lũ, duy trì dung tích ở 40% để chủ động đón lũ trong thời điểm diễn ra mưa lớn.

Tiếp tục khẩn trương kiện toàn Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự cấp xã, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao. Triển khai các giải pháp khơi thông dòng chảy, chủ động chống ngập úng tại điểm trung thấp. Chủ động các biện pháp ứng với với dịch bệnh trong và sau khi lũ lụt xảy ra…

Hội nghị tập trung tập bàn giải pháp ứng phó với bão số 3. Ảnh: Quốc Tuấn

Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Thành Công đề nghị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh rà soát, hướng dẫn các địa phương thành lập, kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự. Thiết lập đường dây nóng tập trung chỉ huy xuyên suốt, xử lý thông tin trong công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai.

Trong ngày 22/7, các địa phương bố trí lực lượng về cơ sở rà soát, các điểm có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất sớm có phương án di chuyển nhân dân đến nơi an toàn. Ngành điện lực bố trí lực lượng ứng phó sự cố để cung cấp lại điện trong thời gian ngắn nhất.

Họp trực tuyến về giải pháp ứng phó với bão số 3. Ảnh: Quốc Tuấn

Các ngành, địa phương tổ chức ứng trực 24/24 trong toàn bộ thời gian diễn ra bão số 3 và mùa mưa 2025. Rà soát điểm xung yếu, điểm du lịch dịch vụ bảo đảm an toàn cho nhân dân và khách du lịch.

Thống kê chính xác các thiệt hại, hậu quả do thiên tai gây ra để làm cơ sở cho việc đầu tư, xây dựng các công trình khắc phục. Ngành Công Thương chủ động các phương án cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm cho mọi trường hợp có thể xảy ra. Các cơ quan báo chí địa phương thông tin liên tục về tình hình mưa lũ trên địa bàn tỉnh. Giảm tối đa thiệt hại về tính mạng, tài sản của nhân dân và các công trình xây dựng, hạ tầng giao thông.

Nông dân Thanh Hóa trước bão số 3: 'Chỉ mong ao tôm không sốc nước'

Nông dân Thanh Hóa trước bão số 3: "Chỉ mong ao tôm không sốc nước"

Sáng 22/7, khi hoàn lưu bão số 3 (WIPHA) gây mưa lớn trên diện rộng, người dân nuôi tôm ở xã Hoằng Thanh (tỉnh Thanh Hóa) tất bật gia cố ao đầm, rắc vôi, khoáng chất để điều hòa độ mặn – ngọt trong nước. Với hàng chục nghìn con tôm đang vào giai đoạn phát triển quan trọng, mỗi đợt mưa dầm đều mang theo nỗi lo thất thu hiện hữu, người nuôi tôm lo lắng.

Trong thế chiến II Hải quân Mỹ tiêu diệt bao nhiêu tàu ngầm của Nhật?

Trong thế chiến II Hải quân Mỹ tiêu diệt bao nhiêu tàu ngầm của Nhật?

Giữa cơn lốc chiến tranh Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, tàu khu trục hộ tống USS England đã trở thành cơn ác mộng của hạm đội tàu ngầm Nhật Bản. Trong vỏn vẹn 12 ngày tháng 5/1944, con tàu này cùng thủy thủ đoàn dưới quyền Trung úy Pendleton đã lập kỳ tích đánh chìm 6 tàu ngầm đối phương-một kỷ lục chưa từng có trong lịch sử hải chiến Thế chiến II.

Thợ điện Đà Bắc 'đội mưa, thắng bão' giữ vững dòng điện cho dân

Thợ điện Đà Bắc "đội mưa, thắng bão" giữ vững dòng điện cho dân

Giữa địa hình hiểm trở của miền núi Tây Bắc, nơi mùa mưa bão luôn là nỗi lo thường trực với nguy cơ sạt lở, giông lốc, những người thợ điện Đội Quản lý Điện lực khu vực (QLĐLKV) Đà Bắc - PC Phú Thọ vẫn ngày đêm miệt mài bám trụ, chủ động vượt khó để đảm bảo "mạch sống" điện năng được thông suốt, an toàn cho hàng vạn hộ dân.

KHẨN: Tiến sát đất liền, chỉ còn cách Quảng Ninh 80km, cách Hưng Yên 180km, bão số 3 đột nhiên tăng cấp

KHẨN: Tiến sát đất liền, chỉ còn cách Quảng Ninh 80km, cách Hưng Yên 180km, bão số 3 đột nhiên tăng cấp

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, khi chỉ còn cách Quảng Ninh khoảng 80km thì bão số 3 đột nhiên tăng cấp.