dd/mm/yyyy

Nông dân Yên Châu: Chăm sóc tốt các loại cây ăn quả để có năng suất cao và chất lượng tốt

Yên Châu (Sơn La) được mệnh danh là mảnh đất của "chuối ngọt, xoài thơm", nhờ đẩy mạnh phát triển cây ăn quả nông dân nơi dây có thu nhập ổn định vươn lên làm giàu. Để cây ăn qua đạt năng xuất, chất lượng, huyện Yên Châu đã đẩy mạnh hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học vào canh tác.

Nông dân phục hội cây ăn quả sau mỗi vụ thu hái

Về với mảnh đất Yên Châu những ngày này, tại các vườn cây ăn quả, đâu đâu chúng tôi cũng bắt gặp cảnh nông dân đang khẩn trương sóc vườn cây ăn quả sau vụ thu hoạch. Đến nay trên địa bàn huyện Yên Châu đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả tập trung với tổng diện tích trên 11.554 ha cây ăn quả, với một số cây ăn quả chủ yếu: Xoài 3.283 ha, nhãn 2.828 ha, mận hậu 3.532 ha, chuối 803 ha, chanh leo 80 ha, cây ăn quả khác 1.028 ha. Sản lượng quả mỗi năm trên 93.000 tấn, nhiều sản phẩm quả đã xuất khẩu sang thị trường khó tính như: Trung quốc, Úc, Mỹ… và bán rộng rãi trên thị trường trong nước.

Toàn huyện đã có 816,9 ha diện tích cây trồng đã được cấp chứng nhận VietGAP, gồm: 803,6 ha cây ăn quả; 13,3 ha rau; quản lý 36 mã số vùng trồng cho 670,7 ha diện tích cây ăn quả các loại. Bên cạnh đó, huyện đang tiếp tục nghiên cứu, tuyên truyền vận động nhân dân phát triển trồng mới thêm một số loại giống cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương như lê, chanh leo, dâu tây, na sầu riêng.

Nông dân Yên Châu tập trung chăm sóc tốt các loại cây ăn quả để có một vụ năng xuất - Ảnh 1.

Huyện Yên Châu chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tập chung hướng dẫn người dân đẩy mạnh chăm sóc cây ăn quả sau thu hoạch. Ảnh: Văn Ngọc

Với gia đình ông Đào Xuân Dũng, bản Thông Phiêng, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, có khoảng 1 ha cây ăn quả gồm: ổi, xoài, bưởi. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm và phòng tránh các loại sâu bệnh gây hại cho cây ăn quả, gia đình ông đã áp dụng bao trái đối với ổi vườn cây ăn quả của gia đinh. Cách thực hiện bao trái cũng được ông linh động áp dụng phù hợp từng loại cây. Đặc biệt sau mỗi vụ thu hoạch, gia đình ông đã tập chung chăm sóc vườn cây ăn quả, để năm sau có một vụ cây ăn quả đạt năng xuất cao, chất lượng tốt.

Ông Dũng chia sẻ: Sau một vụ thu hại, các loại cây ăn quả đều mất rất nhiều chất dinh dưỡng, sức khỏe cây. Để có một vụ thu hoạch mới cho năng xuất cao, sau mỗi vụ thu hoạch, gia đình tôi sẽ tập chung cải tạo lại vườn, cắt tỉa những cây, những cành già yếu, để cây phát triển tốt. Đắc biết sau mỗi vụ thu hoạch, cây mất rất nhiều dinh dưỡng. Để cây phát triển khỏe, gia đình tôi cũng đã tập chung cung cấp các loại phân bón cho cây theo từng giai đoạn. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, nhờ vây năm nào vườn cây ăn quả của gia đình cũng cho năng xuất cao.

Nông dân Yên Châu tập trung chăm sóc tốt các loại cây ăn quả để có một vụ năng xuất - Ảnh 2.

Ông Đào Xuân Dũng, Bản Thông Phiêng, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La chăm sóc vườn cây ăn quả của gia đinh. Ảnh: Văn Ngọc

Còn tại xã Lóng Phiêng, Phiêng Khoài, nơi được ví là thủ phủ của cây mận hậu trên vùng đất Yên Châu hiện có trên 3.000 ha mận hậu, sản lượng dự kiến đạt khoảng 30.000 tấn quả. Thời vụ thu hoạch chính bắt đầu từ trung tuần tháng 5 kéo dài đến đầu tháng 7 dương lịch.

Để nâng cao giá trị thương hiệu mận hậu, sau mỗi vụ thu hái, UBND huyện Yên Châu chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện phối hợp với các xã tập trung hướng dẫn các HTX, người dân đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc mận hậu theo quy trình VietGAP, đốn tỉa, tạo tán, chăm sóc, sử dụng nhiều phân hữu cơ; chủ động trong tưới tiêu. Đến nay, giá trị trái mận hậu của Yên Châu trên thị trường tương đối cao so với các sản phẩm cùng loại.

Nông dân Yên Châu tập trung chăm sóc tốt các loại cây ăn quả để có một vụ năng xuất - Ảnh 3.

Sau mỗi vụ thu hoạch, người dân Yên Châu đẩy mạnh cắt tỉa, tạo tán cho vườn mận. Ảnh: Văn Ngọc

Yên Châu phát triển cây ăn quả bền vững

Ông Cao Xuân Dũng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Châu (Sơn La) cho biết: Trước diễn biến phúc tạp của thời tiết, tạo điều kiện cho các loại sâu, bệnh hại phát triển. Vì vậy, tùy vào điều kiện thời tiết, nông dân đã chủ động điều chỉnh lượng nước tưới, đảm bảo độ ẩm cho đất.

Đồng thời, bổ sung các loại phân bón lân, NPK, để kích thích phát triển bộ rễ, kết hợp với việc xử lý vi sinh vật trong đất bằng vôi bột và một số loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép để chăm sóc cây trồng sau mỗi vụ.

Nông dân Yên Châu tập trung chăm sóc tốt các loại cây ăn quả để có một vụ năng xuất - Ảnh 4.

Nhờ đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác cây ăn quả, chất lượng, sản lượng cây ăn quả của huyện Yên Châu ngày càng được nâng cao. Ảnh: Văn Ngọc

Cùng với đó, nhiều HTX, hộ gia đình trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đặc biệt là các biện pháp đốn tỉa, tạo tán, bao trái phòng, chống sâu bệnh, đầu tư các hệ thống tưới chủ động… tạo ra các sản phẩm có giá trị cao.

Diện tích cây trồng trên địa bàn được ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đã tăng dần, hình thành được nhiều mô hình, cách làm hay trong sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, như các mô hình chăm sóc mận, nhãn rải vụ tại các xã Tú Nang, Lóng Phiêng, Phiêng Khoài; mô hình chăm sóc xoài theo hướng hữu cơ tại xã Chiềng Hặc; mô hình phát triển dâu tây, lê tai nung tại xã Phiêng Khoài.

Nông dân Yên Châu tập trung chăm sóc tốt các loại cây ăn quả để có một vụ năng xuất - Ảnh 5.

Nhờ đẩy mạnh phát triển cây ăn quả, nông dân Yên Châu có thu nhập ổn định. Ảnh: Văn Ngọc

Tăng cường theo dõi diễn biến thời tiết, tình hình sinh trưởng của cây và sử dụng đúng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo từng loại bệnh và nằm trong danh mục cho phép. Thời điểm này toàn bộ diện tích cây ăn quả của huyện Yên Châu được chăm bón, phát triển tốt, tỷ lệ đậu quả cao, hứa hẹn những vụ mùa bội thu, đem lại thu nhập ổn định cho nông dân.

Văn Ngọc