Người nông dân khóc ròng vì mất trắng vụ thu hoạch do sâu tơ phá hoại 31/05/2020 09:45 GMT+7 Chỉ còn vài ngày nữa là thu hoạch nhưng hàng chục ha rau của người dân bị bạc trắng đành bỏ không chăm sóc nữa vì dịch sâu hoành hành. Thôn Đông Cao là vùng trồng rau tập trung nhất của xã có diện tích gieo trồng vào khoảng trên dưới 200 ha trong đó có hơn 100 ha được Chi cục Bảo vệ Thực vật Hà Nội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn và 10 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Tuy nhiên hiện nay hàng chục ha rau màu của người dân gần đến ngày thu hoạch phải bỏ hoang vì dịch sâu tơ hoành hành.Những ruộng rau bạc trắng chạy suốt dọc tuyến đường ra đồng của thôn Đồng Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh)Sâu tơ bao phủ khắp cánh đồng, mặc dù sâu kích thước nhỏ nhưng sức tàn phá khủng khiếp. Trên cánh đồng trồng rau cải không còn lá nào nguyên vẹn.Nhiều ruộng bị dính sâu nặng bà con bỏ không thèm chăm bón, tưới nước, phun thuốc.Người dân nơi đây cho biết dù đã phát hiện có sâu từ sớm và đã chủ động phun thuốc bảo vệ kịp thời nhưng không thể nào ngăn được loại sâu này phát triển. Phun sáng sớm thì chiều lại đâu vào đấy, phun thử nhiều loại nhưng không thể diệt nổi sâu mà càng làm sâu phát triển thêm.Trước thực trạng sâu quá nhiều, một số hộ dân đã lén lút sử dụng thuốc trừ sâu không có trong danh mục cho phép, không nhãn mác để diệt sâu nhưng cũng không thành công.Anh Nguyễn Hữu Đô (Xóm 4, thôn Đông Cao, Xã Tráng Liệt, huyện Mê Linh) ngậm ngùi kể: "Nhà tôi có khoảng gần 2 mẫu chủ yếu trồng rau ăn lá. Mùa vụ này nhà tôi mất trắng khoảng hơn 1 mẫu do dịch sâu tơ ăn lá, sâu dày đặc không thể trị được. Năm ngoái có nhưng cũng ngắn 1,2 đợt phun thuốc thì sẽ hết sâu. Năm nay do thời tiết nắng nóng kèo dài nên sâu phát triển mạnh mà phun thuốc không ăn thua. Ước tính thiệt hại lên đến hàng chục triệu đồng."Do sâu hoành hành mạnh nên ruộng đồng không còn được chăm sóc, củ cải không thể phát triển.Những ruộng cải củ như thế này khi thu hoạch có giá giao động từ 8000-10.000đ/kg, có thời điểm lên tới 15.000đ/kg, đợt dịch sâu tơ tàn phá số rau này phải bỏ đi phần lớn, một số hộ cố gắng vớt vát thì giá cũng chỉ được khoảng 2-3000 đ/kg.Anh Đô còn cho biết thêm: Trước tình hình dịch sâu như này thì toàn bộ người dân đều tìm mọi cách, phun đủ thứ thuốc theo khuyến cáo tuy nhiên cũng không có hiệu quả, sâu không những không chết mà còn nhiều hơn trước. Có đợt một số hộ dân do tìm hiểu từ nhiều nguồn khác nhau đã dùng lén thuốc tàu không có nhãn mác, liều lượng. Tuy nhiên cũng không hiệu quả mấy. Sau này khi phát hiện hàm lượng chất độc hại của thuốc tàu quá nhiều nên chúng tôi không được phép sử dụng nữa cũng như tiêu hủy hết số rau kia."Khoảng 1 mẫu ruộng trồng rau của gia đình gần như mất trắng vì bị sâu tơ phá hoại. 1 sào rau trung bình chúng tôi thu hoạch được khoảng 8 tạ đến 1 tấn rau, mỗi sào cho thu nhập từ 5-6 triệu nhưng giờ cố thu hoạch vớt vát để bán cho thương lái với giá rẻ mạt.Tổng cả mẫu may mắn lắm chắc chỉ được 15 triệu đồng, thế nhưng đó còn là hạnh phúc chán so với nhiều nhà còn mất trắng vì mất mùa.", anh Nguyễn Văn Công cho biết.Củ cải của người dân thu hoạch chất lượng, mẫu mã... chỉ được một phần so với bình thường.Nhiều thửa ruộng người dân không dám trồng rau vì sợ dịch sâu hoành hành. Đức Duy