Cây lá bỏng là loại cây mọc hoang nhưng cũng được người dân trồng nhiều vừa dùng để làm cảnh vừa dùng để làm thuốc.
- Ở Đông Nam Á, cây lá bỏng được dùng làm điều trị nhọt, vết thương bỏng, chốc đầu và bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.
- Ở Indonesia, lá dùng uống làm thuốc lợi tiểu, dùng ngoài trị lở loét, đau lưng, đau chân và đôi khi dùng đắp trị đau mắt hoặc nhức đầu; nước sắc uống trị sốt và phù, cao chiết với nước từ bột lá khô lại có công dụng chữa trĩ. Lá thuốc bỏng sao khô có trong thành phần một số chế phẩm phối hợp nhiều vị được dùng đắp lên vết loét trong bệnh phong và điều trị những rối loạn về vận động, dịch ép của lá thoa lên trán giúp giảm sốt.
- Ở Malaysia, lá thuốc bỏng vò nát đắp lên trán có công dụng trị nhức đầu, đắp lên ngực lại có công dụng trị ho và đau.
- Ở Philippin, lá thuốc bỏng có công dụng làm săn, giúp kháng khuẩn và trị sâu bọ cắn. Lá tươi giã nát thường được đắp để trị vết bỏng và nhọt. Dịch ép lá trị tiêu chảy, lỵ, bệnh dịch tả và lao phổi. Lá cũng được dùng làm thuốc đắp nóng trị sai khớp, chai tay chân.
- Ở Brunei, nước hãm lá uống có công dụng trị sốt.
- Một số quốc gia khác ở Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia dùng lá thuốc bỏng tươi dể điều trị bên ngoài cho các vết bỏng, vết thương, chốc đầu, nhọt, bệnh ngoài da, chai tay chân và điều trị viêm mắt, đờm rãi, thấp khớp, đau dây thần kinh.
- Ở Việt Nam, Đông y sử dụng cây lá bỏng với công dụng tiêu viêm, giảm đau, hoạt huyết, chỉ thống, tiêu thũng, tiêu độc... Ngoài ra, cây lá bỏng còn dùng để chữa bệnh sỏi thận, bệnh gút, cao huyết áp, ung loét, các loại bệnh về da, giảm sốt, chữa đau đầu, tức ngực, giảm ho, giảm đau, điều hòa kinh nguyệt...
Do trong lá có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn nên cây lá bỏng còn được dùng cho các trường hợp viêm nhiễm ở trong và ngoài cơ thể như chữa bệnh đường ruột, viêm ruột, trĩ nội, viêm loét dạ dày...
5 bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ cây lá bỏng
Chữa bỏng nhẹ
Với những vết bỏng nhẹ bạn có thể thực hiện với lá bỏng, lượng lá bỏng hái vừa đủ vết thương sau đó rửa qua nước muối loãng để ráo nước rồi giã nát. Lá bỏng giá nát sau đó lấy nước cốt thoa lên vết bỏng. Chỉ sau 1 lần thực hiện bạn sẽ thấy vết bỏng không còn đau rát, nhanh chóng khỏi.
Chữa viêm họng
Sử dụng 10 lá trong 1 ngày, rửa sạch qua nước muối loãng. Sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá, nhai kỹ và nuốt. Thực hiện như vậy trong 3-4 ngày sẽ có hiệu quả khắc phục tình trạng viêm họng.
Chữa bệnh viêm xoang mũi
Sử dụng nắm lá bỏng rửa sạch và ngâm qua với nước muối loãng. Tiếp theo bạn giã nát lá bỏng, sử dụng bông thấm nước cốt và thoa lên lỗ mũi. Thực hiện ngày 4-5 lần. Nếu bị viêm xoang mũi cả hai bên thì bạn hãy thực hiện buổi sáng 1 bên, buổi chiều 1 bên. Hãy thực hiện thường xuyên để sớm khỏi bệnh.
Chữa trĩ nội
Để khắc phục bệnh trĩ nội bạn thực hiện với những chiếc lá bỏng, tuy nhiên cách này cần phải thực hiện kiên trì trong thời gian dài.
Đầu tiên bạn rửa hậu môn với nước muối loãng, sau đó đem lá bỏng rửa sạch, giã nát, vắt bớt nước lá bỏng, dùng bã lá bỏng đắp lên hậu môn. Mỗi ngày thực hiện với 3 liều lượng, sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá và duy trì thực hiện trong 30-40 ngày sẽ có hiệu quả nhanh chóng.
Giảm đau xương khớp
Lá bỏng được làm nóng và mềm sau đó đắp lá bỏng lên vùng xương khớp đang bị đau nhức khi lá bỏng vẫn còn nóng. Thực hiện thường xuyên mỗi ngày sẽ giảm được tình trạng đau lưng, đau xương khớp hiệu quả.
Tác dụng của lá bỏng, những bài thuốc điều trị từ lá bỏng bạn đã nắm trong lòng bàn tay, chắc chắn bài viết này sẽ có ích trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình của bạn mà không cần sử dụng thuốc tây.
Lưu ý khi sử dụng cây lá bỏng chữa bệnh
Mặc dù cây lá bỏng được nhiều nước dùng để chữa bệnh, nhưng thực tế thì hiệu quả chữa bệnh chưa được khoa học chứng minh
Kết quả điều trị phụ thuộc cơ địa và mức độ bệnh của đối tượng sử dụng. Có người dùng thấy bệnh tình cải thiện nhưng cũng có người ít hoặc hoàn toàn không thấy được hiệu quả.
Các chuyên gia khuyến cáo, cần tham khảo ý kiến thầy thuốc, bác sĩ trước khi dùng cây lá bỏng chữa bệnh tại nhà. Trong thời gian sử dụng lá bỏng nếu bạn có biểu hiện bị dị ứng hoặc bệnh tình ngày càng tiến triển nặng hơn thì nên ngưng dùng ngay và liên hệ với thầy thuốc để được hướng dẫn cách xử lý.