Lai Châu đứng trước cơ hội lớn khai thác đất hiếm
29/09/2022 06:02 GMT +7
Chiều ngày 28/9, UBND tỉnh Lai Châu làm việc với đoàn chuyên gia khoáng sản Hàn Quốc về việc thăm dò và khai thác đất hiếm…
Lai Châu có tiềm năng lớn về đất hiếm

Dự buổi làm việc Lai Châu, về phía Đoàn chuyên gia Hàn Quốc và cán bộ Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam có Tiến sĩ Jin Young Lee - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Hàn Quốc (KIGAM) làm Trưởng đoàn cùng các thành viên trong Đoàn công tác. Ảnh Bảo Anh

Phía tỉnh Lai Châu có đồng chí Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu; đại diện lãnh đạo các đơn vị: Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Văn phòng UBND tỉnh, Hội Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, UBND huyện Tam Đường, Công ty Cổ phần Đất hiếm Lai Châu. Ảnh Bảo Anh
Đoàn công tác do tiến sỹ Jin Young Lee làm trưởng đoàn đã có cuộc đi thăm và khảo sát thực tế mỏ đất hiếm tại bản Đông Pao xã Bản Hon (huyện Tam Đường, Lai Châu).
Đây là mỏ đất hiếm được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác cho Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu –Vimico khai thác 132,74ha trong thời hạn khai thác 30 năm, tuy nhiên đến nay công ty chưa thực hiện khai thác.

Trước đó, Đoàn công tác do tiến sỹ Lee Jin Young làm trưởng đoàn đã có cuộc đi thăm và khảo sát thực tế mỏ đất hiếm tại bản Đông Pao xã Bản Hon, huyện Tam Đường (Lai Châu). Ảnh Bảo Anh
Phần còn lại của Mỏ đất hiếm Đông Pao (được gọi là Mỏ Nam Đông Pao, huyện Tam Đường, Lai Châu) có diện tích khoảng 286ha đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường điều tra đánh giá tiềm năng quặng đất hiếm hiện đã ghi nhận 6 thân quặng với tổng tài nguyên đất hiếm khoảng 408.500 tấn.
Lai Châu - Hàn Quốc cơ hội hợp tác khai thác đất hiếm là rất lớn
Tại buổi làm việc đoàn chuyên gia khoáng sản Hàn Quốc đánh giá cao về trữ lượng cũng như chất lượng đất hiếm tại Đông Pao (huyện Tam Đường, Lai Châu) và thông tin tới tỉnh Lai Châu về việc thành lập nhà máy Nam Châm tại Việt Nam, qua đó Nhà máy Nâm Châm sẽ tiêu thụ 13.000 tấn đất hiếm trên một năm.
Cùng với nhà máy Nam Châm thì việc nhu cầu nhập khẩu đất hiếm của Hàn Quốc là rất lớn khoảng 30.000 tấn/năm.

Đoàn công tác đánh giá rất cao về trữ lượng cũng như chất lượng đất hiếm tại Đông Pao. Ảnh Bảo Anh
Phía đoàn Hàn Quốc mong muốn sớm được ký biên bản ghi nhớ trong việc nghiên cứu sản xuất thử nghiệm đất hiếm tại mỏ đất hiếm Đông Pao (huyện Tam Đường, Lai Châu), nhằm đánh giá kỹ hơn về Khoáng chất trong đất đáp ứng được nhu cầu sản xuất của các nhà máy chế biến Nam Châm.
Việc chưa triển khai khai thác mỏ đất làm lãng phí nguồn tài nguyên và đặc biệt là tác động tới môi trường.

Ông Tống Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu đã khái quát tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Lai Châu tới đoàn công tác. Việc khai thác mỏ đất hiếm là việc làm được rất nhiều thế hệ lãnh đạo của tỉnh quan tâm.
Ông Tống Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu nhấn mạnh: Sẽ hỗ trợ và xử lý các thủ tục nhanh và đúng theo quy định, chỉ đạo Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu –Vimico phối hợp chặt chẽ với Công ty của Hàn Quốc để sớm triển khai thực hiện đánh giá tác động môi trường và hoàn tất các thủ tục để triển khai sản xuất thử nghiệm.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu cũng đề nghị sở Tài nguyên môi trường và các sở ban ngành của tỉnh Lai Châu triển khai các giải pháp, tháo gỡ khó khăn và đồng hành cùng doanh nghiệp để việc khai thác và sản xuất đất hiếm tại tỉnh Lai Châu sớm được đi vào hoạt động.
Lai Châu mang những tiết mục đặc sắc nhất “đọ sức” tại Bán kết Hội thi Nhà nông đua tài toàn quốc
28/09/2022 13:07Ngành giáo dục Lai Châu: Nhiều khó khăn đầu năm học mới
27/09/2022 10:54Lai Châu: Cán bộ địa chính xã xây nhà trên đất nông nghiệp ?
25/09/2022 20:01Lai Châu: Tạm giữ gần 15 mét khối gỗ, 1 xe ô tô ở Sìn Hồ
24/09/2022 14:08Cộng hoà Séc – Việt Nam: Cơ hội hợp tác nhiều lĩnh vực ở Lai Châu
23/09/2022 12:28
Xử lý nghiêm nhà đầu tư vi phạm: Giúp thị trường bất động sản minh bạch
Việc TP Hà Nội kiên quyết cấm nhà đầu tư vi phạm đầu tư dự án mới được xem như một tín hiệu tích cực, góp phần lành mạnh hóa thị trường BĐS còn nhiều bất cập.