dd/mm/yyyy

Sơn La: Ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nâng cao chất lượng nông sản

Nông dân Sơn La đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Clip: Ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng nông sản

Hiệu quả kinh tế từ ứng dụng khoa học - kỹ thuật 

Sản xuất nông nghiệp của tỉnh Sơn La những năm qua có sự tăng trưởng cao, vượt bậc. Chất lượng nông sản ngày càng được nâng cao, theo hướng hàng quá, đảm bảo về chất lượng, sản lượng, an toàn thực phẩm. Để đạt được những kết quả như trên, địa phương này đã chú trọng trong việc hướng dẫn, hỗ trợ trợ nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên một diện tích đất canh tác, qua đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.

Với gia đình ông Nguyễn Thanh Hải, thôn Hoàng Văn Thụ, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La vốn là nhà nông, trước đây kinh tế của gia đình ông chỉ phụ thuộc vào các loại cây trồng trên nương như ngô sắn… thu nhập không được là bao, cứ thế cái đói cái nghèo cứ đeo bám gia đình ông. Không khuất phục trước những khó khăn, quyết tâm tìm cho mình một hướng đi mới. Ông tìm đến các mô hình phát triển nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao, từ mô hình  chăn nuôi trâu, bò, lớn đến mô hình phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh, cũng như các tỉnh khác lận cần.

Sơn La: Ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nâng cao chất lượng nông sản - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Thanh Hải, thôn Hoàng Văn Thụ, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La tiến hành kiểm tra chất lượng vườn nho của gia đình. Ảnh: Văn Ngọc

Sau nhiều lần đi học học kinh nghiệm như vậy, ông nhân thấy một điều là muốn phát triển kinh tế từ nông nghiệp yếu tố quan trọng nhất là phải biết áp dụng các tiến bộ khoa học vào canh tác nông nghiệp, điều này sẽ giúp nâng cao chất lượng cũng như năng xuất của sản phẩm. Điều quan trọng thứ 2 là mình phải tạo ra một sản phẩm mới, độc là, nhiều người chưa làm được tại vùng mình sinh sống, có như vậy  mới dễ trong việc tiêu thụ là làm.

Với những suy nghĩ đó, cùng với sự vận động của Hội Nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhận thấy mô hình trồng nho Hạ đen có thế phù hợp với điều kiện của gia đình. Nghĩ là làm, với số vôn tích góp của gia đình, ông đã đầu từ mua cây giống, xây dựng khung nhà lưới vớ quy mô trên diện tích 3.000m2 với tổng số trên 1.000 gốc cây. Nói về bí quyết trồng nho Hạ Đen cho hiệu quả kinh tế cao, ông Hải cho biết: Toàn bộ diện tích vườn nho của gia đình ông được trồng trong nhà kính, tạo thành từng luống để thuận tiện cho việc chăm sóc. Gia đình ông Hải lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt tự động, với phương pháp đó theo ông lý giải sẻ tiết kiệm nước, chống đất bị xói mòn điều đặc biệt là tiết kiệm được thời gian để thực hiện các công việc khác.

"Với diện tích 3.000m2 đất, chăm sóc đúng quy trình, thực hiện khắt khe các bước chăm bón, nhờ vậy toàn bộ sản phẩm nho Hạ Đen của gia đình ông có hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Với giá bán hiện nay, theo ước tính gia đình ông thu về không trên 600 triệu đồng", ông Hải nói.

Sơn La: Ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nâng cao chất lượng nông sản - Ảnh 3.

Sơn La: Ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nâng cao chất lượng nông sản - Ảnh 4.

Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào canh tác, vườn nho của gia đình ông Nguyễn Thanh Hải, thôn Hoàng Văn Thụ, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La sinh trưởng phát triển tốt. Ảnh: Văn Ngọc

Còn đối với HTX nông nghiệp bản Chủm, xã Chiềng Đông, (Yên Châu, Sơn La), cách đây vài năm được các cơ quan chuyên môn của huyện tuyên truyền về việc sử dụng bao trái trong sản xuất xoài để nâng cao chất lượng sản phẩm quả và được tham dự lễ ra quân bao trái của huyện tổ chức. Thấy được lợi thế của biện pháp bao trái đem lại, nên tôi đã tuyên truyền cho các thành viên trong HTX để cùng nhau thực hiện.

Ông Hoàng Văn Hải, Giám đốc HTX nông nghiệp bản Chủm chia sẻ: Hiện HTX có 17 thành viên, vừa rồi HTX đã tổ chức họp để triển khai chuẩn bị bao trái. Quả xoài bằng chuôi giao thì bắt đầu bao, vì sau khi dụng sinh lý thì tầm đấy mình bao sẽ an toàn hơn. Gia đình đang tiến hành làm cỏ, bón phân và bao trái được 1/3 diện diện tích trên tổng diện tích 3ha. Thứ nhất là tránh được sâu bệnh, tạo mẫu mã, hàng hóa an toàn chất lượng thì sản phẩm đầu ra mình sẽ dễ bán hơn. So với các hộ không bao thì tỉ lệ tiếp xúc thuốc cao hơn so với bao mà mẫu mã không đẹp.

Sơn La: Ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nâng cao chất lượng nông sản - Ảnh 5.

Sơn La: Ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nâng cao chất lượng nông sản - Ảnh 6.

HTX nông nghiệp bản Chủm, xã Chiềng Đông, (Yên Châu, Sơn La), bao những trái xoài của HTX để tạo ra sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt. Ảnh: Văn Ngọc

Đẩy mạnh khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Trao đổi với phóng viên, ông Lường Trung Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La cho biết: Tỉnh Sơn La hiện có 84.784 ha cây ăn quả, sản lượng quả năm 2023 ước đạt 451.779 tấn, tăng 28% so với năm 2022; có 261 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn; 22.459 ha cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và tương đương; 24 sản phẩm nông sản được cấp văn bằng bảo hộ; 110 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP.

Những năm qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới các hội viên tích cực ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế. Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các cấp Hội tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ giúp nông dân như: Hỗ trợ vốn, cung ứng vật tư nông nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật, tổ chức dạy nghề, hỗ trợ thông tin, chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu sản phẩm, quảng bá sản phẩm và tiêu thụ nông sản; vận động, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể; xây dựng các mô hình phát triển sản xuất; vận động các tổ chức, cá nhân xây dựng mái ấm cho hội viên nông dân nghèo

Sơn La: Ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nâng cao chất lượng nông sản - Ảnh 7.

Hội Nông dân tỉnh Sơn La đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề, dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân, qua đó giúp hội viên nông dân thoát nghèo và nâng cao thu nhập. Ảnh: Văn Ngọc

Công tác đào tạo nghề cho hội viên đã được các cấp Hội Nông dân trong toàn tỉnh chú trọng. Nam 2022 các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tổ chức 70 lớp đào tạo nghề cho trên 2.000 học viên.  Bên cạnh đó, Hội Nông dân tỉnh đã triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, như: Mô hình tưới nhỏ giọt; mô hình sản xuất rau an toàn trái vụ theo hướng hữu cơ tại các xã Yên Sơn, Chiềng Đông, Tú Nang, huyện Yên Châu với quy mô 10 ha.

Đồng thời, vận động hội viên nông dân tham gia xây dựng các vùng liên kết sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao; phát động các hộ nông dân thực hiện bao trái cây để bảo quản, nâng cao mẫu mã sản phẩm đáp ứng yêu cầu các thị trường.

Sơn La: Ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nâng cao chất lượng nông sản - Ảnh 8.

Nhiều mô hình nông nghiệp của hội viên nông dân sơn la đã được hình thành, tạo thu nhập ổn định cho người nông dân. Ảnh: Văn Ngọc

Với sự hỗ trợ của Hội Nông dân và các cấp, các ngành, đã giúp nông dân tích cực liên kết sản xuất, chế biến theo chuỗi giá trị và tham gia xây dựng sản phẩm OCOP. Nhiều hộ nông dân biết kỹ thuật ghép cải tạo cây ăn quả, sử dụng chế phẩm sinh học trong trồng trọt và chăn nuôi, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo để tạo giống chất lượng, chăn nuôi an toàn sinh học.

Có thể nói, việc ứng dụng KHKT không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn thúc đẩy chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, sang sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Văn Ngọc - Nguyễn Vinh