dd/mm/yyyy

Khi nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác

Hội Nông dân Sơn La triển khai nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Clip: Khi nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác

Nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hiệu quả kinh tế cao

Những ngày cuối tháng 10, chúng tôi có dịp đến thăm mô hình trồng cây ăn quả của hộ nông dân Lê Danh Phúc, ở bản C5, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã (Sơn La). Vườn cây ăn quả của gia đình ông Phúc với hơn 10 ha cây ăn quả như: bưởi da xanh, cam vinh, mít Thái... Hàng năm gia đình ông thu lời hơn 2 tỷ đồng.

Vừa nhanh tay cắt tỉa vườn cây ăn quả sau thu hoạch, ông Phúc chia sẻ: Là người đam mê với nông nghiệp, không chịu khuất phục trước những khó khăn, quyết làm giàu trên chính mảnh đất mình gắn bó. Năm 2012, sau nhiều lần đi thăm quan các mô hình trồng cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao của các tỉnh như: Bắc Giang, Hưng Yên, Hòa Bình… Ông Phúc quyết định chuyển toàn bộ diện tích đất đồi trồng cây lương thực kém hiệu quả của gia đình sang trồng cây ăn quả.

Khi nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác - Ảnh 2.

Ông Lê Danh Phúc, bản C5, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã (Sơn La), kiểm tra sâu bệnh cho vườn bưởi của gia đình. Ảnh: Nguyễn Vinh

Để đảm bảo năng xuất cũng như chất lượng sản phẩm, gia đình ông tiến hành thâm canh, ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao trong ghép mắt, cải tạo giống, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP từ cách bón phân, sử dụng thuốc BVTV hợp lý để không ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, bảo vệ được môi trường, tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, chất cấm; luôn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, tổ chức sản xuất theo hướng hữu cơ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng quả nhãn, đảm bảo vệ sinh an toàn.

"Cây nhãn cần được bón phân đúng thời điểm, đúng liều lượng, chủng loại. Bên cạnh đó, cần thường xuyên kiểm tra tình hình sinh trưởng, phát triển của cây nhãn. Khi phát hiện sâu bệnh hại, tôi tiến hành các biện pháp diệt trừ, đảm bảo cho cây phát triển ổn định, không để lây lan ra diện rộng. Nhãn sau khi thu hoạch quả nhãn xong, gia đình tôi tiến hành cắt tỉa cành, tạo tán, xới đất quanh gốc và bón phân cho từng gốc nhãn. Đến khi cây nhãn ra hoa, đậu quả non, gia đình tiếp tục bón thêm một lần phân để cung cấp đủ chất dinh dưỡng nuôi quả" ông Phúc nói.

Khi nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác - Ảnh 3.

Ông Lê Danh Phúc, bản C5, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã (Sơn La) thu nhập 2 tỷ mỗi năm từ vườn cây ăn quả. Ảnh: Nguyễn Vinh

Bên cạnh đó, gia đình ông Phúc lắp đặt hệ thống tưới tự động tự động, với phương pháp này sẽ tiết kiệm nước, chống đất bị xói mòn điều đặc biệt là tiết kiệm được thời gian để thực hiện các công việc khác. Việc lắp đặt hệ thống tưới tự động giúp người nông dân, không mất thời gian kéo đường ống tưới, bây giờ chỉ cần cái điều khiển cầm trên tai thôi là có thể tưới được cả vườn. Trong thời gian tưới mình vẫn làm được việc khác. Trước kia cứ áp dụng theo phổ thông cứ tưới kéo dây, mình lúc nào cũng cầm vòi tưới thì không làm được việc khác.

Với diện tích 10 ha đất đồi, trồng đủ các loại cây ăn quả, chăm sóc đúng quy trình, thực hiện khắt khe các bước chăm bón, nhờ vậy toàn bộ sản phẩm trái cây của gia đình ông phúc có hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Trừ tất cả chi phí đầu tư, mỗi năm gia đình ông thu lời gần 2 tỷ đồng.

Khi nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác - Ảnh 4.

Khi nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác - Ảnh 5.

Gia đình ông Phúc lắp đặt hệ thống tưới tự động để tiết kiệm nước, giảm đất xói mòn. Ảnh: Nguyễn Vinh

Con đối với gia đình ông Quàng Minh Văn, bản Hôm, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La (Sơn La) nhờ mạnh dạn đổi mới, chịu khó học hỏi, áp dụng kỹ thuật khoa học công nghệ trong chăn nuôi lợn, gia đình ông đã có thu nhập nửa tỷ mỗi năm nhờ nuôi lợn khép kín trên rẫy cà phê.

Vừa dẫn phóng viên đi thăm trang trại, ông Văn vừa chia sẻ: Trước kia gia đình cũng thâm canh cây cà phê, qua nhiều năm trồng, ông nhận thấy cây cà phê tuy mang lại thu nhập lớn cho gia đình, nhưng lại phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, giá thu mua lại không ổn định. Qua tìm hiểu về các mô hình phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh, ông nhận thấy với trên 2ha đất vườn của gia đình là điều kiện lý tưởng cho việc xây dựng trại nuôi lợn, phân thải của lợn có thể tận dụng ủ hoại mục làm phân bón cho cà phê, cây ăn quả của gia đình. Ông bắt đầu tăng quy mô lên 100 con, rồi 200 con lợn. Vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm và vốn, năm 2016, gia đình ông thống nhất vay thêm vốn ngân hàng, tiếp tục tăng quy mô đàn lên 50 lợn này và hơn 500 lợn thương phẩm. 

Khi nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác - Ảnh 6.

Nhờ chăn nuôi lợn khoa học, gia đình ông Quàng Minh Văn, bản Hôm, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La có thu nhập cao. Ảnh: Nguyễn Vinh

Để đáp ứng được quy trình chăn nuôi, ông tiến hành áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Gia đình ông Văn xây dựng hệ thống chuồng trại khép kín với đèn sưởi, máng ăn tự động, hệ thống mái áp chống nóng, hệ thống quạt làm mát,… để chăn nuôi lợn nái, lợn thịt. Bên cạnh đó, ông Văn còn sử dụng chế phẩm sinh học, công nghệ xử lý chất thải (hầm biogas, đào ao xử lý chất thải), làm giảm ô nhiễm môi trường, đảm bảo vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn, giảm dịch bệnh cho đàn lợn.

"Đến nay, gia đình tôi đã xây dựng 3 dãy chuồng, duy trì nuôi khoảng 60 lợn nái và gần 1.000 lợn thương phẩm mỗi năm. Với giá lợn hiện nay, mỗi năm gia đình ông thu về lại về hơn 500 triệu động", ông Văn nói.

Khi nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác - Ảnh 7.

Khi nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác - Ảnh 8.

Gia đình ông Quàng Minh Văn sử dụng chế phẩm sinh học, công nghệ xử lý chất thải (hầm biogas, đào ao xử lý chất thải), làm giảm ô nhiễm môi trường. Ảnh: Nguyễn Vinh

Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân

Trao đổi với phóng viên, ông ng Lường Trung Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La cho biết: Nhằm giúp hội viên tiếp cận và áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, những năm qua, Hội Nông dân tỉnh luôn bám sát cơ sở, nắm bắt nhu cầu của hội viên để có biện pháp hỗ trợ cụ thể theo hướng "cầm tay chỉ việc". Theo đó, giúp hội viên, nông dân tiếp cận KHKT, nhân rộng những mô hình hay, cách làm tốt để học tập và làm theo.

Hỗ trợ vốn, cung ứng vật tư nông nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật, tổ chức dạy nghề, hỗ trợ thông tin, chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu sản phẩm, quảng bá sản phẩm và tiêu thụ nông sản; vận động, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể; xây dựng các mô hình phát triển sản xuất; vận động các tổ chức, cá nhân xây dựng mái ấm cho hội viên nông dân nghèo. Hàng năm các cấp hội nông dân đã tập huấn chuyển giao KHKT được hàng trăm cuộc với hàng nghìn lượt hội viên, nông dân tham gia, hội tổ chức cho hội viên đi tham quan, học tập kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.

Khi nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác - Ảnh 9.

Khi nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác - Ảnh 10.

Hội Nông dân Sơn La đẩy mạnh tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho hội viên nông dân. Ảnh: Nguyễn Vinh

"Chúng tôi, xây dựng các mô hình giúp nông dân phát triển sản xuất như: Trồng xoài theo hướng hữu cơ gắn với liên kết theo chuỗi giá trị; mô hình thâm canh, cải tạo giống xoài theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết và tiêu thụ sản phẩm; mô hình trồng mới một số giống cam trái vụ theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm nâng cao giá trị gắn với liên kết và tiêu thụ sản phẩm; mô hình thâm canh cải tạo giống Nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP; mô hình phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch trải nghiệm; Mô hình nuôi gà thịt an toàn sinh học theo hướng hữu cơ; Mô hình sản xuất rau an toàn trái vụ theo hướng hữu cơ...", Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La nhấn mạnh.

Khi nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác - Ảnh 11.

Khi nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác - Ảnh 12.

Khi nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác - Ảnh 13.

Những năm qua Hội Nông dân tỉnh Sơn La tăng cường hỗ trợ vốn, cung ứng vật tư nông nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật, tổ chức dạy nghề... giúp các hội viên nông dân có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế vươn lên làm giàu. Ảnh: Nguyễn Vinh

Cũng theo ông Hiếu, Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã phối hợp hỗ trợ nông dân xây dựng sản phẩm OCOP, Xây dựng các chuỗi cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân tại các huyện, thành phố; Phối hợp với Bưu điện tỉnh tham gia hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin, đưa các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Sơn La lên sàn thương mại điện tử để tiêu thụ nông sản cho nông dân; Phối hợp với doanh nghiệp triển khai đại lý phân bón tại các huyện.

Nhờ vậy, việc tổ chức phát động và triển khai thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Qua sơ kết phong trào giai đoạn 2017 - 2022, hàng năm bình quân có trên 90.000 hộ đăng ký thi đua đạt danh hiệu hộ nông dân SXKD giỏi các cấp. Kết quả bình xét có 53.360 hộ đạt danh hiệu hộ nông dân SXKD giỏi các cấp, trong đó: Hộ nông dân đạt danh hiệu Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Cơ sở là 46.100 hộ (chiếm 86,4 %); cấp Huyện 5.840 hộ (chiếm 11%); cấp Tỉnh 1.232 hộ (chiếm 2,3%); cấp Trung ương 188 hộ (chiếm 0,4%).

Văn Ngọc - Nguyễn Vinh