dd/mm/yyyy

Hướng đi mới giúp nông dân Lai Châu phát triển kinh tế bền vững

Nghị quyết 07 của HĐND tỉnh Lai Châu mở ra cơ hội mới, giúp nhiều hộ nông dân phát triển quy mô và thay đổi phương thức từ nông nghiệp nhỏ lẻ sang hình thức sản xuất hàng hóa tập trung, theo hướng hiện đại hoá.


Clip: Nông dân Than Uyên hưởng lợi từ Nghị quyết 07 của HĐND tỉnh Lai Châu.

Nông dân Lai Châu sản xuất hàng hóa tập trung

Với mục tiêu lấy nông nghiệp là trọng tâm phát triển kinh tế của tỉnh Lai Châu, trong đó xác định sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung là động lực để tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nghị quyết 07 của HĐND tỉnh Lai Châu đã giúp nhiều hộ nông dân phát triển quy mô và thay đổi phương thức từ nông nghiệp nhỏ lẻ sang hình thức tập trung, theo hướng hiện đại hoá, giúp người nông dân ở huyện Than Uyên phát triển kinh tế bền vững hơn.

Anh Lê Minh Thuần, Giám đốc Hợp tác xã Mường Than, hàng ngày say sưa trong những chuồng nuôi gà, cho chúng ăn, quan sát chúng lớn, mỗi con gà được anh chăm sóc tỉ mỉ, theo dõi chặt chẽ. Tất cả những điều đó đã giúp cho trang trại gà của anh Thuần càng ngày càng phát triển hơn, quy mô hiện nay có 6 chuồng nuôi, mỗi chuồng khoảng 1.600 con/lứa gà thịt, ngoài ra trang trại gà của Hợp tác xã Mường Than còn cung cấp trứng và xúc xích gà ra thị trường.

Cánh cửa giúp nông dân Lai Châu sản xuất hàng hóa tập trung, hiện đại hóa - Ảnh 1.

Nông dân Lai Châu được hưởng lợi từ Nghị quyết 07 của HĐND tỉnh Lai Châu. Ảnh: Tuấn Hùng

Hình thức chăn nuôi tập trung đã giúp trang trại gà của anh Thuần giảm nhiều chi phí chăm sóc, tránh bệnh tật, đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu dân cư, ổn định nguồn cung cho thị trường càng ngày càng phong phú hơn, từ đó giúp gia đình anh Thuần có nguồn thu nhập ổn định và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Lê Minh Thuần, Giám đốc Hợp tác xã Mường Than, huyện Than Uyên, Lai Châu cho biết: Tôi chuyển sang mô hình chăn nuôi này lúc đầu gặp rất nhiều khó khăn, sau thời gian làm và tích luỹ kinh nghiệm đến năm nay là năm thứ 5 rồi tôi thấy cách làm này cũng hợp với thị trường, bây giờ đã có đầu ra ổn định và nguồn cung thị trường ổn định, đảm bảo việc làm cho 2 lao động thường xuyên, đảm bảo nguồn thu lợi nhuận kinh tế cho gia đình.

Cánh cửa giúp nông dân Lai Châu sản xuất hàng hóa tập trung, hiện đại hóa - Ảnh 2.

Hình thức chăn nuôi tập trung giúp trang trại gà của anh Thuần giảm nhiều chi phí chăm sóc, tránh bệnh tật, đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu dân cư, ổn định nguồn cung cho thị trường. Ảnh: Tuấn Hùng

Những năm gần đây mô hình nuôi bò thịt tập trung theo hướng công nghiệp hoá đang được nhiều hộ nông dân lựa chọn, do tiềm năng chăn nuôi cũng như giá trị kinh tế. Theo Nghị quyết 07 của HĐND tỉnh Lai Châu quy định chính sách về phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung giai đoạn 2021 - 2025, những thành viên trong Hợp tác xã Dung Bảo đã được hỗ trợ vốn để xây dựng chuồng trại và trồng cỏ. Được các cơ quan chuyên môn của huyện Than Uyên quan tâm hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc vật nuôi, đến nay sản phẩm bò thịt của Hợp tác xã Dung Bảo đã có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Những năm gần đây, mô hình nuôi bò thịt tập trung theo hướng công nghiệp hoá đang được nhiều hộ nông dân lựa chọn, do tiềm năng chăn nuôi cũng như giá trị kinh tế. Hưởng chính sách hỗ trợ vốn theo Nghị quyết 07 của HĐND tỉnh Lai Châu quy định chính sách về phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung giai đoạn 2021 - 2025, những thành viên trong Hợp tác xã Dung Bảo đã được hỗ trợ vốn để xây dựng chuồng trại và trồng cỏ. Được các cơ quan chuyên môn của huyện Than Uyên quan tâm hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc vật nuôi, đến nay sản phẩm bò thịt của Hợp tác xã Dung Bảo đã có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Cánh cửa giúp nông dân Lai Châu sản xuất hàng hóa tập trung, hiện đại hóa - Ảnh 3.

Trang trại nuôi bò lấy thịt của Hợp tác xã Dung Bảo, huyện Than Uyên, Lai Châu. Ảnh: Tuấn Hùng

Chia sẻ với chúng tôi, ông Đỗ Văn Hanh, thành viên Hợp tác xã Dung Bảo, huyện Than Uyên, Lai Châu hồ hởi cho biết: Trước đây là chúng tôi nuôi nhỏ lẻ, sau này là nuôi tập trung, Hợp tác xã bây giờ nuôi hơn 1 trăm con con bò thịt. Đưa chúng tôi đi thăm những con bò to, béo khỏe, ông Hanh cho hay, ngày xưa chúng tôi nuôi bò ta, bây giờ thì chúng tôi nuôi bò lai cho năng suất cao hơn, số lượng bò chúng tôi đủ cung cấp cho trong tỉnh Lai Châu, những con to quá 1 tấn và gần tấn chúng tôi chuyển ra ngoài tỉnh.

Mở rộng sản xuất hàng hóa tập trung

Trò chuyện với ông Vũ Văn Nội, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Than Uyên, Lai Châu, được biết, hiện nay trên địa bàn huyện Than Uyên có nhiều mô hình chăn nuôi đại gia súc, gia cầm theo hướng hàng hoá tập trung. Trước kia bà con thường chăn nuôi phong tục truyền thống, giá trị hiệu quả kinh tế thấp và ảnh hưởng đến môi trường.

Cánh cửa giúp nông dân Lai Châu sản xuất hàng hóa tập trung, hiện đại hóa - Ảnh 4.

Không chỉ giảm chi phí, bảo vệ môi trường... từ Nghị quyết 07 nhiều nông dân ở Lai Châu đã tăng được quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ảnh: Tuấn Hùng

Sau khi thực hiện những đề án phát triển sản xuất hàng hoá tập trung giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, chúng tôi đã tham mưu UBND huyện Than Uyên và các đơn vị liên quan, tổ chức tuyên truyền và vận động các hộ gia đình, tập trung sản xuất theo hướng hàng hoá tập trung, trong đó huyện đã hỗ trợ các nguồn giúp hợp tác xã có nguồn lực, phát triển mở rộng quy mô và tạo cái nguồn thu nhập từ sản xuất và đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình chăn nuôi.

Được biết, mục tiêu tỉnh Lai Châu đặt ra tới năm 2025, có khoảng 36 cơ sở và tới năm 2030 có 54 cơ sở chăn nuôi đại gia súc tập trung theo hướng chuồng trại tập trung. Phát triển chăn nuôi theo hướng chuồng trại, gia trại, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh là hướng đi đúng đắn giúp người nông dân ở Lai Châu phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững hơn.

Tuấn Hùng