Giá cà phê trong nước bật tăng, sàn Arabica bị đầu cơ bán tháo mạnh
04/07/2025 11:05 GMT +7
Giá cà phê trong nước hôm nay tăng lên mức 95.000 – 95.600 đồng/kg. Giá cà phê thế giới có diễn biến trái chiều trên cả hai sàn giao dịch kỳ hạn, với Arabica tiếp tục giảm còn Robusta hồi phục trở lại.
Giá cà phê hôm nay 4/7
Trong phiên giao dịch kết thúc vào sáng ngày 4/7, giá cà phê trực tuyến Robusta hợp đồng giao kỳ hạn tháng 9/2025 trên sàn giao dịch London đóng cửa ở mức 3.627 USD/tấn, tăng 0,69% (25 USD/tấn) so với ngày hôm trước; hợp đồng giao kỳ hạn tháng 11/2025 tăng 0,51% (18 USD/tấn), lên mức 3.569 USD/tấn.
Ngược lại, trên sàn giao dịch New York, giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 9/2025 tiếp tục giảm 0,55% (1,6 US cent/pound), xuống còn 289,6 US cent/pound; hợp đồng giao kỳ hạn tháng 11/2025 giảm 0,42% (1,2 US cent/pound), chỉ còn 284,15 US cent/pound.
Giá cà phê tại khu vực Tây Nguyên dao động trong khoảng 95.000 – 95.600 đồng/kg tại các tỉnh thành trọng điểm, tăng 300 - 400 đồng/kg so với hôm qua.
Cụ thể, giá cà phê tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đang được thu mua ở mức cao nhất là 95.500 - 95.600 đồng/kg.
Tại Gia Lai, giá cà phê là 95.500 đồng/kg. Lâm Đồng là địa phương có giá cà phê thấp nhất, ở mức 95.000 đồng/kg.



Số liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy, quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới Brazil dự kiến sẽ thu hoạch khoảng 40 triệu bao Arabica trong niên vụ 2025/26, giảm so với mức 43,7 triệu bao của niên vụ trước. Nhưng theo Giám đốc Công ty giao dịch EISA, Carlos Alberto Santana, vụ thu hoạch cà phê của Brazil đang tiến triển tốt, với năng suất cao hơn dự kiến nghiêng về Robusta.
Theo Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), nguồn cung cà phê toàn cầu đang bị thắt chặt do tình trạng thâm hụt sản lượng trong nhiều năm. Tuy nhiên trong vòng 3 năm tới, nguồn cung có thể được cải thiện, do các đồn điền mới được trồng sau đợt giá đạt mức cao kỷ lục vào đầu vụ thu hoạch.
Tuy vậy, triển vọng này còn phụ thuộc vào điều kiện thị trường có thuận lợi hay không để người nông dân có thể duy trì việc canh tác. Nếu thời tiết thuận lợi tại các quốc gia sản xuất chủ chốt như Brazil, Việt Nam, Colombia, tình trạng thâm hụt liên tiếp trên thị trường cà phê toàn cầu có thể chấm dứt vào năm 2026 tới.
Tình trạng tồn kho cà phê ở mức cực kỳ thấp tại Brazil cũng đang ở mức đáng báo động. Theo USDA, tồn kho cà phê nước này chuyển từ niên vụ 2024/25 sang niên vụ 2025/26 chỉ còn 640.000 bao, không đủ dùng cho 1 tháng tiêu thụ nội địa của Brazil. Trong khi đó mức độ tồn kho của thế giới cuối kỳ chỉ ở mức tạm ổn, bằng 13,46% mức tiêu thụ.
Cuối tháng 6/2025, giá cà phê trên thị trường thế giới liên tục giảm do nguồn cung từ Việt Nam, Brazil và Indonesia tăng mạnh với sản lượng cao hơn dự báo.
Theo báo cáo trong tháng 6/2025 của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2025-2026 dự kiến đạt mức kỷ lục 178,7 triệu bao (mỗi bao 60 kg), tăng 4,3 triệu bao so với niên vụ trước.
Mức tăng trưởng này chủ yếu đến từ sự phục hồi sản lượng tại Việt Nam và Indonesia, cùng với sản lượng đạt mức cao nhất từ trước đến nay tại Ethiopia. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu được dự báo sẽ tăng thêm 700.000 bao, đạt 122,3 triệu bao. Tiêu thụ cà phê toàn cầu trong niên vụ tới dự báo đạt 169,4 triệu bao, tương ứng với mức dư cung khoảng 9,3 triệu bao.
Bên cạnh đó, tồn kho tăng cũng gây áp lực lên giá cà phê. Theo dữ liệu từ Sở Giao dịch Liên lục địa (ICE), lượng tồn kho cà phê Arabica được chứng nhận tại kho châu Âu và Mỹ đang ở mức cao nhất trong nhiều tháng gần đây. Đối với Robusta, tồn kho tại các cảng lớn ở châu Á cũng không còn ở mức thấp như đầu năm khi lượng hàng tồn được bổ sung đều đặn, niềm tin vào việc giữ giá cao của thị trường giảm sút, tạo tâm lý lo ngại và xu hướng đẩy mạnh bán ra.
Thời tiết thuận lợi tại Brazil, cùng với đồng nội tệ của 2 quốc gia sản xuất hàng đầu là Brazil và Việt Nam giảm giá so với đồng USD cũng góp phần làm giảm giá cà phê. Dự báo trong ngắn hạn, giá cà phê nhiều khả năng tiếp tục biến động do dư cung, tâm lý các nhà đầu tư yếu và tồn kho tăng.
Giá cà phê đồng loạt quay đầu giảm khi có dự báo 'nóng' về tiêu thụ cà phê toàn cầu
Giá cà phê trong nước hôm nay giảm trở lại mức 94.700 – 95.200 đồng/kg. Giá cà phê thế giới giảm đồng loạt trên cả hai sàn giao dịch kỳ hạn. Rabobank dự báo tiêu thụ cà phê toàn cầu trong năm 2025 sẽ giảm 0,5%...
Cà phê trong nước tăng giá mạnh hơn, trên sàn Robusta bật tăng trở lại
Giá cà phê trong nước hôm nay tăng lên mức 95.100 – 95.600 đồng/kg. Giá cà phê thế giới có diễn biến trái chiều trên hai sàn giao dịch kỳ hạn.
Giá cà phê nội địa tiếp tục tăng, xuất khẩu cà phê của Việt Nam lập kỷ lục lịch sử
Giá cà phê trong nước hôm nay tiếp tục tăng nhẹ, giao dịch ở mức 94.300 – 94.700 đồng/kg. Trong khi đó, giá cà phê thế giới giảm trên hai sàn giao dịch kỳ hạn do nguồn cung tăng từ Brazil cùng tình hình thương mại bất ổn giữa các nước.
Giá cà phê tăng nhẹ đầu tuần, thị trường chịu ảnh hưởng từ các cuộc đàm phán thuế quan của Mỹ
Giá cà phê hôm nay tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần, dao động ở mức 94.200 - 94.500 đồng/kg. Tuần này theo các chuyên gia trong ngành, thị trường cà phê chịu ảnh hưởng từ diễn biến các cuộc đàm phán thuế quan của Mỹ với các nước.