Giá tiêu quay đầu giảm đồng loạt, hạt tiêu ở Đắk Nông, Đắk Lắk tụt sâu bất thường

Nguyễn Phương

18/04/2025 12:59 GMT +7

Giá tiêu hôm nay (18/4) quay đầu giảm đồng loạt, giao dịch trong khoảng 155.000 – 156.000 đồng/kg, hạt tiêu ở Đắk Nông, Đắk Lắk tụt sâu bất thường. Trên thị trường thế giới, giá tiêu tại các nước sản xuất hàng đầu nhìn chung vẫn ổn định.

Giá tiêu hôm nay ở trong nước (18/4)

Thị trường tiêu trong nước hôm nay: Giá hạt tiêu trong nước hôm nay giao dịch ở mức 155.000 – 156.000 đồng/kg. Nguồn cung tiêu trong nước vẫn thắt chặt do diện tích trồng tiêu tiếp tục bị thu hẹp.

Giá tiêu cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm hồ tiêu (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước) được ghi nhận ở mức 156.000 đồng/kg.

Cụ thể: Tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu ở mức 156.000 đồng/kg.

Tại Gia Lai mức giá tiêu là 155.000 đồng/kg. Đồng Nai có giá tiêu là 155.000 đồng/kg.

Tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 155.000 đồng/kg.

Như vậy, giá tiêu hôm nay ổn định, tại thị trường trong nước, hiện có mức giá thấp nhất là 155.000 đồng/kg.

Giá tiêu trực tuyến hôm nay (18/4)

Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thời điểm này, giá tiêu Indonesia ổn định với tiêu trắng, ổn định với tiêu đen so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil không đổi, tiêu Malaysia không đổi. Giá tiêu Việt Nam niêm yết hôm nay ổn định, với tiêu trắng ở mức 9.600 USD/tấn.

Giá tiêu đen Lampung tại Indonesia ở mức 7.051 USD/tấn.

Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 6.850 USD/tấn.

Giá tiêu đen Kuching tại Malaysia ASTA ổn định ở mức 9.600 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok Indonesia loanh quanh ở mức 9.634 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 12.100 USD/tấn.

Giá tiêu đen của Việt Nam đứng ở mức thấp nhất là 6.800 USD/tấn đối với loại 500 g/l và mức 6.900 USD/tấn với loại 550 g/l. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu đạt 9.800 USD/tấn.

Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định tạm hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày được xem là tín hiệu tích cực cho ngành tiêu Việt Nam. Nước ta, với vị thế là nhà cung cấp hạt tiêu hàng đầu, đang nắm giữ lợi thế lớn trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gia tăng.

Thị trường tiêu toàn cầu đang đối mặt với những thách thức do sản lượng ở các nước sản xuất lớn như Indonesia và Ấn Độ sụt giảm, do biến đổi khí hậu, dịch bệnh cũng như chi phí đầu vào tăng cao.

Hiệp hội Hạt tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) nhận định, từ giờ đến cuối năm, cung cầu vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Dù Mỹ có áp thuế hay không, thị trường toàn cầu vẫn đang thiếu hụt nguồn cung, điều này sẽ hỗ trợ giá tiêu tăng trở lại trong trung và dài hạn.

Theo VPSA, Việt Nam có những lợi thế nhất định khi hạt tiêu Việt Nam không cạnh tranh với nông dân hay doanh nghiệp Mỹ do Mỹ không sản xuất được hạt tiêu bởi điều kiện tự nhiên không phù hợp.

Giá tiêu vẫn đi lên ở Gia Lai, hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm 200 USD/tấn

Giá tiêu vẫn đi lên ở Gia Lai, hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm 200 USD/tấn

Chuỗi tăng liên tiếp trong nước giúp Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) điều chỉnh giá xuất khẩu các mặt hàng hạt tiêu của Việt Nam lên thêm 200 USD/tấn. Tại Đắk Lắk, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 159.000 đồng/kg.

Giá tiêu tiếp tục đi lên, vụ thu hoạch đang diễn ra giai đoạn cuối

Giá tiêu tiếp tục đi lên, vụ thu hoạch đang diễn ra giai đoạn cuối

Giá hạt tiêu trong nước hôm nay gần chạm mốc 160.000 đồng/kg sau khi tăng 1.000 – 1.500 đồng đầu giờ sáng. Gia Lai, Bình Phước có mức giá thấp nhất; Đắk Lắk, Đắk Nông chốt giá cao nhất ở 159.000 đồng/kg. Nhu cầu đã quay trở lại từ nhiều thị trường như Mỹ, EU, châu Á, và đặc biệt là Trung Quốc.

Giá tiêu tăng tiếp đồng loạt, nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu tại nhiều quốc gia trên thế giới đang tăng

Giá tiêu tăng tiếp đồng loạt, nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu tại nhiều quốc gia trên thế giới đang tăng

Giá hạt tiêu trong nước hôm nay tiếp tuc tăng 1.000 - 1.500 đồng/kg, ở mức 155.500 – 158.000 đồng/kg. Tuần qua, thị trường tiếp tục có dấu hiệu tích cực. Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), Việt Nam hiện giữ vững vị thế là quốc gia xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới.