dd/mm/yyyy

Giá tiêu khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ vẫn dao động từ 89.000 – 92.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay (26/2) tại thị trường trong nước đi ngang. Trong đó, giá tiêu tại khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ dao động từ 89.000 – 92.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay (26/2) ở trong nước: Giá tiêu tươi

Giá tiêu tươi hôm nay không đổi so với tuần trước, duy trì ở mức 25.000 đồng/kg, cho chuỗi đẹp, hái lựa, không rớt quả, sạch lá; tương tự, giá tiêu tươi loại xô cũng ổn định ở mức 20.000 đồng/kg.

Giá tiêu doanh nghiệp

Giá tiêu doanh nghiệp xuất khẩu chào mua như sau: Tiêu khô sạch đẹp có giá 95.500 đồng/kg. Tiêu lửng sạch ở mức 70.000 đồng/kg. Tiêu lép sạch neo ở mức 50.000 đồng/kg.

Giá tiêu khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ vẫn dao động từ 89.000 – 92.000 đồng/kg- Ảnh 1.

Nguồn thông tin giá: Viện chính sách

Giá tiêu vùng nguyên liệu

Khảo sát, giá tiêu hôm nay không ghi nhận thay đổi so với hôm qua, mức giá cao nhất 92.000 đồng/kg, tại các tỉnh thu mua trọng điểm.

Trong đó, giá tiêu hôm nay tại Đắk Lắk và Đắk Nông chững ở mức 91.500 đồng/kg.

Tại Gia Lai, giá tiêu ở mức 89.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay ở Đồng Nai đi ngang ở mức 90.000 đồng/kg. Trong khi, giá tiêu tại Bà Rịa – Vũng Tàu ổn định ở mức cao 92.000 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước cũng duy trì ở mức 92.000 đồng/kg.

Giá tiêu đầu tuần trầm lắng so với tuần vừa qua, sau khi giá tiêu được đẩy lên cao. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia nhận định xu hướng giá tiêu trong thời gian tới sẽ tăng mạnh. Nguyên nhân do nhu cầu tăng cao trong khi nguồn cung giảm, diện tích đất trồng canh tác đang dần bị thu hẹp. Nhiều doanh nghiệp đang tăng mua để đảm bảo tiến độ xuất khẩu và đẩy giá lên cao.

Giá tiêu khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ vẫn dao động từ 89.000 – 92.000 đồng/kg- Ảnh 2.

Khảo sát, giá tiêu hôm nay không ghi nhận thay đổi so với hôm qua, mức giá cao nhất 92.000 đồng/kg, tại các tỉnh thu mua trọng điểm.

Giá tiêu khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ vẫn dao động từ 89.000 – 92.000 đồng/kg- Ảnh 3.

Nguồn thông tin giá: Viện chính sách

Giá tiêu trực tuyến hôm nay (26/2)

Cập nhật giá tiêu trên thế giới theo Hiệp hội tiêu Quốc tế, sáng nay giá tiêu Indonesia tiếp tục tăng; giá tiêu Brazil và giá tiêu Malaysia đi ngang. Cụ thể, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) được giao dịch ở mức 3.922 USD/tấn, tăng 0,25% so với giá hôm qua.

Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 sau một ngày tăng đột biến thì hôm nay lại không đổi ở mức 4.350 USD/tấn; tương tự, giá tiêu đen Kuching tại Malaysia ASTA vẫn giữ mức 4.900 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok tăng 0.26% lên mức 6.184 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA quanh mức 7.300 USD/tấn.

Theo Cục Xuất nhập khẩu dự báo, giá tiêu thế giới có xu hướng tăng trong quý I/2024 do sản lượng tiếp tục sụt giảm tại các nước sản xuất chính. Điều kiện thời tiết bất lợi do hiện tượng El Nino gây ra đang ảnh hưởng đến năng suất và thu hoạch tiêu.

Sản lượng hồ tiêu trên toàn cầu dự kiến sẽ thiếu hụt vào năm 2024, do biến đổi khí hậu và không có nhiều diện tích trồng mới ở một số nước sản xuất lớn trong những năm gần đây. Đặc biệt, thời tiết khô hạn ở Brazil, mưa lớn kéo dài ở khu vực Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam nước ta làm ảnh hưởng giảm sản lượng hạt tiêu trong thời gian tới.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Gia vị Việt Nam, giá xuất khẩu bình quân tiêu Việt Nam trong tháng 1/2024 ước đạt khoảng 3.953 USD/tấn, tăng 3,4% so với tháng 12/2023 và tăng 14.000 USD/tấn, 8% so với tháng 1 năm 2023.

Giá tiêu khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ vẫn dao động từ 89.000 – 92.000 đồng/kg- Ảnh 4.

Nguồn thông tin giá: Viện chính sách

Hiệp hội Hồ tiêu thế giới (IPC) dự báo sản lượng tiêu toàn cầu năm 2024 giảm khoảng 1,1% tương đương 6.000 tấn. Brazil và Ấn Độ được dự báo tăng sản lượng trong năm 2024, tuy nhiên còn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết trong khi giảm tại Việt Nam. Các quốc gia sản xuất khác có thể duy trì sản lượng tiêu với mức thay đổi không đáng kể.

Thương mại hạt tiêu năm 2024 có thể tiếp tục chậm lại do ảnh hưởng từ xung đột địa chính trị, biến đổi khí hậu, lạm phát …

Giá tiêu vẫn được kỳ vọng sẽ khả quan hơn sau Tết Nguyên đán khi các thương lái Trung Quốc gia tăng sức mua trên thị trường, nhất là thời điểm đầu quý II hàng năm. Thêm vào đó các thị trường khác cũng sẽ phải bắt đầu mua trở lại mặc dù kinh tế vẫn đang bị khủng hoảng, điều này có thể làm cho lượng hàng tồn cuối năm tiếp tục giảm.

Tuy nhiên, cước tàu chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong ngắn hạn khi căng thẳng tại biển Đỏ tiếp tục gia tăng, gây áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu.



P.V