Giá tiêu gần như không biến động, tâm lý dè dặt, chờ đợi tín hiệu rõ hơn từ thị trường
27/07/2025 14:28 GMT +7
Giá hạt tiêu thế giới thời gian qua giảm do sức mua yếu, mặc dù nguồn cung không cao. Các nhà nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ và EU hiện đang tạm hoãn mua vào do chưa có kết quả cuối cùng về mức thuế đối kháng đối với hạt tiêu của Brazil.
Giá tiêu hôm nay ở trong nước (27/7)
Thị trường tiêu trong nước hôm nay: Giá hạt tiêu trong nước hôm nay giao dịch ở mức 136.000 – 138.000 đồng/kg.
Giá tiêu cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm hồ tiêu (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước) (cũ) được ghi nhận ở mức 138.000 đồng/kg.
Cụ thể: Tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (cũ) giá tiêu ở mức 138.000 đồng/kg.
Tại Gia Lai (cũ) mức giá tiêu là 136.000 đồng/kg. Đồng Nai (cũ) có giá tiêu là 136.000 đồng/kg.
Tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ) giá tiêu hôm nay ở mức 137.000 đồng/kg.
Như vậy, giá tiêu hôm nay giảm, tại thị trường trong nước, hiện có mức giá thấp nhất là 136.000 đồng/kg.


Giá tiêu trực tuyến hôm nay (27/7)
Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thời điểm này, giá tiêu Indonesia ổn định với tiêu trắng, ổn định với tiêu đen so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil ổn định, tiêu Malaysia ổn định. Giá tiêu Việt Nam niêm yết hôm nay không đổi với tiêu trắng và tiêu đen, với tiêu trắng ở mức 9.150 USD/tấn.
Giá tiêu đen Lampung tại Indonesia ở mức 7.136 USD/tấn.
Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 5.900 USD/tấn.
Giá tiêu đen Kuching tại Malaysia ASTA ổn định ở mức 8.900 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok Indonesia loanh quanh ở mức 9.975 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 11.750 USD/tấn.
Giá tiêu đen của Việt Nam đứng ở mức thấp nhất là 6.440 USD/tấn đối với loại 500 g/l và mức 6.570 USD/tấn với loại 550 g/l. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu đạt 9.150 USD/tấn.


Giá hạt tiêu thế giới trong trung tuần tháng 7/2025 giảm so với cùng kỳ tháng trước ở hầu hết các quốc gia trồng chính, trừ giá xuất khẩu hạt tiêu đen của Việt Nam. Cụ thể: Tại Brazil, giá hạt tiêu đen ngày 17/7/2025 ở mức 5.750 USD/tấn, giảm 425 USD/tấn so với ngày 17/6/2025.
Tại Indonesia, giá hạt tiêu đen Lampung ngày 17/7/2025 giảm 295 USD/ tấn so với ngày 17/6/2025, xuống 7.204 USD/tấn; Giá hạt tiêu trắng Muntok giảm 89 USD/tấn, xuống 10.041 USD/tấn.
Giá hạt tiêu đen và trắng tại cảng Kuching Malaysia tại ngày 17/7/2025 giảm lần lượt 200 USD/tấn và 100 USD/tấn so với ngày 17/6/2025, đạt lần lượt 8.900 USD/tấn và 11.750 USD/tấn.
Tại cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam, ngày 17/7/2025, giá hạt tiêu đen loại 500g/l và loại 550g/l tăng lần lượt 140 USD/tấn và 170 USD/tấn so với ngày 17/6/2025, đạt 6.440 USD/tấn và 6.570 USD/tấn, trong khi giá hạt tiêu trắng giảm 150 USD/tấn, xuống 9.150 USD/tấn.
Giá hạt tiêu thế giới giảm do sức mua yếu, mặc dù nguồn cung không cao. Các nhà nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ và EU hiện đang tạm hoãn mua vào do chưa có kết quả cuối cùng về mức thuế đối kháng đối với hạt tiêu của Brazil. Việc chờ đợi này khiến giao dịch quốc tế chững lại, đồng thời đẩy tồn kho toàn cầu xuống mức thấp. Trong khi đó, tại các quốc gia xuất khẩu chủ lực như Ấn Độ, Indonesia và Malaysia, giá hạt tiêu gần như không biến động, phản ánh tâm lý dè dặt, chờ đợi các tín hiệu rõ ràng hơn từ thị trường.
Trái với xu hướng giảm trên thị trường thế giới, giá hạt tiêu trong nước trung tuần tháng 7/2025 đồng loạt tăng ở các địa phương trồng chính so với cùng kỳ tháng 6/2025, tăng từ 2.500-4.000 đồng/kg, dao động trong khoảng từ 137.000 - 140.000 đồng/kg.
Theo số liệu từ Cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 6/2025 đạt 23,3 nghìn tấn, trị giá 157,8 triệu USD, giảm 11,3% về lượng và giảm 13,4% về trị giá so với tháng 5/2025, so với tháng 6/2024 giảm 17,7% về lượng nhưng tăng 11,2% về trị giá. Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 123,2 nghìn tấn, trị giá trên 848 triệu USD, giảm 13,5% về lượng, nhưng tăng 33,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024.
Trong 6 tháng đầu năm 2025, giá bình quân xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 6.881 USD/tấn, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm 2024. Tính riêng trong tháng 6/2025, giá bình quân xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 6.756 USD/tấn, giảm 2,4% so với tháng 5/2025, nhưng tăng 35,1% so với tháng 6/2024.
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 123.000 tấn hạt tiêu, điều này khiến cho lượng tồn kho trong nước được dự báo giảm đáng kể, ở mức thấp nhất trong vòng 5–6 năm, do vụ mùa năm 2025 được dự đoán là thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Trong khi đó, còn 8 tháng nữa mới đến vụ thu hoạch tiếp theo.
Dù nguồn cung đang thấp, nhưng sức mua yếu khiến đà tăng giá của hạt tiêu chưa thể bứt phá. Hiện nhiều doanh nghiệp vẫn thận trọng mua vào và chờ đợi thêm tín hiệu từ các thị trường quan trọng như Trung Quốc và châu Âu. Nếu các nhà nhập khẩu lớn sớm quay lại trong quý IV/2025, giá hạt tiêu được kỳ vọng sẽ tăng trở lại.
Giá tiêu giảm duy nhất ở Đắk Lắk hôm nay, nhưng giá cao nhất lại ở Đắk Nông (cũ)
Giá hạt tiêu trong nước hôm nay ở quanh mức 136.000 – 138.000 đồng/kg. Hiệp hội Hạt tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) dự báo nửa cuối năm thị trường hồ tiêu sẽ tốt lên do nhu cầu tăng lên.
Giá tiêu sẽ hồi phục trở lại nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ thị trường quốc tế
6 tháng đầu năm nay ghi nhận sự bứt phá của giá xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam, với tiêu đen đạt bình quân 6.665 USD/tấn, tăng 93,6%, còn tiêu trắng đạt 8.079 USD/tấn, tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức giá cao nhất trong nhiều năm trở lại đây...
Giá tiêu im ắng, chưa có kết quả cuối về mức thuế đối kháng đối với hạt tiêu của Brazil
Giá hạt tiêu trong nước hôm nay ổn định không có biến động mới, đứng ở mốc 136.500 – 138.500 đồng/kg. Các nhà nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ và EU hiện đang tạm hoãn mua vào do chưa có kết quả cuối cùng về mức thuế đối kháng đối với hạt tiêu của Brazil.
Biến động thời tiết có thể ảnh hưởng đến nguồn cung hạt tiêu, dự báo 'nóng' giá tiêu nội địa
Giá hạt tiêu trong nước hôm nay giữ ở mức 137.000 – 140.000 đồng/kg. Tính chung cả tuần trước, giá tiêu giảm khoảng 1.000 – 2.000 đồng/kg. Chuyên gia nhận định, giá tiêu nội địa sẽ tiếp tục ổn định khi lượng tồn kho không nhiều.