dd/mm/yyyy

Giá hạt tiêu tại Đắk Nông, Đắk Lắk vẫn ở đỉnh cao nhất hôm nay

Giá hạt tiêu trong nước hôm nay đi ngang ở 147.000 – 149.000 đồng/kg. IPC điều chỉnh đảo chiều giá tiêu trắng và tiêu đen của Indonesia xuống 0,19%. Việt Nam đã xuất khẩu được gần 143 nghìn tấn hạt tiêu các loại trong nửa đầu năm 2024, gồm 126 nghìn tấn tiêu đen và 17 nghìn tấn tiêu trắng.

Giá tiêu hôm nay ở trong nước (19/7)

Thị trường tiêu trong nước hôm nay: Giá hạt tiêu trong nước hôm nay giao dịch ở 147.000 – 149.000 đồng/kg.

Giá tiêu cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm hồ tiêu (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước) được ghi nhận ở mức 149.000 đồng/kg.

Cụ thể: Tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu ở mức 149.000 đồng/kg.

Tại Gia Lai và Đồng Nai, mức giá tiêu là 147.000 đồng/kg.

Tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 148.000 đồng/kg.

Như vậy, giá tiêu hôm nay giảm tiếp tại thị trường trong nước, hiện có mức giá thấp nhất là 147.000 đồng/kg.

Giá hạt tiêu tại Đắk Nông, Đắk Lắk vẫn ở đỉnh cao nhất hôm nay- Ảnh 1.

Giá hạt tiêu tại Đắk Nông, Đắk Lắk vẫn ở đỉnh cao nhất hôm nay- Ảnh 2.

Giá tiêu trực tuyến hôm nay (19/7)

Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thời điểm này, giá tiêu đen Inndonesia giảm so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil đi ngang, trong khi đó, tiêu Malaysia không thay đổi. Giá tiêu Việt Nam niêm yết hôm nay ổn định.

Giá tiêu đen Lampung tại Indonesia ở mức 7.191 USD/tấn.

Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 7.125 USD/tấn.

Giá tiêu đen Kuching tại Malaysia ASTA ổn định ở mức 7.500 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok Indonesia loanh quanh ở mức 9.157 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 8.800 USD/tấn.

Giá tiêu các loại của Việt Nam hôm nay ổn định. Trong đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l đạt 6.000 USD/tấn; loại 550 gr/l đạt 6.600 gr/l. Tương tự, giá tiêu trắng đạt 8.800 USD/tấn.

Giá hạt tiêu tại Đắk Nông, Đắk Lắk vẫn ở đỉnh cao nhất hôm nay- Ảnh 3.

Giá hạt tiêu tại Đắk Nông, Đắk Lắk vẫn ở đỉnh cao nhất hôm nay- Ảnh 4.

Dữ liệu mới được Chính phủ Brazil công bố cho thấy, xuất khẩu tiêu của nước này trong tháng 6/2024 chỉ đạt 5.333 tấn, giảm 9,7% so với tháng 5/2024. Tính chung 6 tháng đầu năm này, Brazil đã xuất khẩu 37.181 tấn tiêu, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2023.

Nhiều chuyên gia ngành hàng và doanh nghiệp kinh doanh tiêu lớn trên thế giới cảnh báo Brazil đang đứng trước nguy cơ sụt giảm sản lượng xuất khẩu năm thứ 3 liên tiếp do mất mùa.

Brazil hiện đang là quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu đen lớn thứ hai thế giới sau Việt Nam, chiếm 17 - 18% tổng nguồn cung toàn cầu. Do đó, tình trạng mất mùa liên tục tại Brazil sẽ gây ra tác động lan toả trên toàn cầu, dự kiến sẽ thúc đẩy giá tiêu toàn cầu tăng lên trong những tháng cuối năm nay khi nguồn cung tiêu từ các nước sản xuất lớn khác như Việt Nam, Malaysia, Indonesia… cũng đều suy giảm đáng kể.

Tình trạng mất mùa của Brazil được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội để ngành tiêu Việt Nam gia tăng thị phần, củng cố vị thế hơn nữa tại loạt thị trường trọng điểm như Mỹ, Trung Quốc, và châu Âu.

Tuy nhiên, do Việt Nam cũng là khách hàng lớn nhất của ngành tiêu Brazil nên việc thiếu hụt nguồn cung sẽ gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tìm kiếm nguồn cung thay thế, nhất là khi các tắc nghẽn hàng hải chưa được giải quyết triệt để và giá cước vận tải neo cao.

Trên thực tế, trong nửa đầu năm nay, Brazil chỉ xuất khẩu được 5.910 tấn hồ tiêu sang Việt Nam, giảm 21,5% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm gần 16% tổng lượng tiêu xuất khẩu của quốc gia Nam Mỹ này.

Ông Lê Đức Huy Tổng Giám đốc Simexco Daklak, cho biết hiện rất khó xác định mức giá nào người dân có thể quay trở lại với cây tiêu vì còn phụ thuộc vào giá của các cây đối thủ khác như sầu riêng, chanh leo, cà phê… 

Ngay cả khi giá tiêu đạt 200.000 đồng/kg thì vẫn chưa đủ hấp dẫn người dân trồng trở lại, nếu so sánh với lợi nhuận thì từ các loại cây khác, đặc biệt là sầu riêng. Cây tiêu cũng là cây khó canh tác hơn, vì đặc tính thân leo, cực kỳ dễ bị tổn thương.

 

Nguyễn Phương