dd/mm/yyyy

Xuất khẩu tiêu nửa đầu tháng 7/2024 giảm sâu, giá tiêu vẫn 'giậm chân tại chỗ'

Giá hạt tiêu trong nước hôm nay giao dịch ở 147.000 – 149.000 đồng/kg. Giá tiêu thu mua trung bình ở 148.200 đồng/kg. Giá tiêu thấp nhất tại Gia Lai và Đồng Nai và cao nhất ở Đắk Nông. IPC điều chỉnh giá tiêu trắng và tiêu đen của Indonesia tăng trở lại.

Giá tiêu hôm nay ở trong nước (18/7)

Thị trường tiêu trong nước hôm nay: Giá hạt tiêu trong nước hôm nay giao dịch ở 147.000 – 149.000 đồng/kg.

Giá tiêu cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm hồ tiêu (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước) được ghi nhận ở mức 149.000 đồng/kg.

Cụ thể: Tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu ở mức 149.000 đồng/kg.

Tại Gia Lai và Đồng Nai, mức giá tiêu là 147.000 đồng/kg.

Tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 148.000 đồng/kg.

Như vậy, giá tiêu hôm nay giảm tiếp tại thị trường trong nước, hiện có mức giá thấp nhất là 147.000 đồng/kg.

Xuất khẩu tiêu nửa đầu tháng 7/2024 giảm sâu, giá tiêu vẫn 'giậm chân tại chỗ'- Ảnh 1.

Xuất khẩu tiêu nửa đầu tháng 7/2024 giảm sâu, giá tiêu vẫn 'giậm chân tại chỗ'- Ảnh 2.

Giá tiêu trực tuyến hôm nay (18/7)

Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thời điểm này, giá tiêu đen Inndonesia tăng so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil đi ngang, trong khi đó, tiêu Malaysia không thay đổi. Giá tiêu Việt Nam niêm yết hôm nay ổn định.

Giá tiêu đen Lampung tại Indonesia ở mức 7.223 USD/tấn.

Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 7.125 USD/tấn.

Giá tiêu đen Kuching tại Malaysia ASTA ổn định ở mức 7.500 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok Indonesia loanh quanh ở mức 9.196 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 8.800 USD/tấn.

Giá tiêu các loại của Việt Nam hôm nay ổn định. Trong đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l đạt 6.000 USD/tấn; loại 550 gr/l đạt 6.600 gr/l. Tương tự, giá tiêu trắng đạt 8.800 USD/tấn.

Xuất khẩu tiêu nửa đầu tháng 7/2024 giảm sâu, giá tiêu vẫn 'giậm chân tại chỗ'- Ảnh 3.

Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu thế giới, và hiện đang là khách hàng lớn nhất của ngành tiêu của Brazil. Quốc gia Nam Mỹ này xếp thứ hai thế giới sau Việt Nam, chiếm 17 - 18% nguồn cung tiêu toàn cầu.

Xuất khẩu hạt tiêu của Brazil đang đứng trước nguy cơ sự sụt giảm trong năm thứ ba liên tiếp do mất mùa. Trong nửa đầu năm 2024, Brazil đã xuất khẩu 37.181 tấn hạt tiêu, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó 5.910 tấn hạt tiêu đã được xuất khẩu tới Việt Nam, giảm 21,5% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm gần 16% tổng lượng tiêu xuất khẩu của quốc gia Nam Mỹ này.

Sản lượng tiêu của Brazil được cho là sẽ giảm khoảng 20 – 30% trong năm nay do hạn hán. Thông tin từ Hiệp hội Hạt tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), dự kiến Brazil sẽ bước vào vụ thu hoạch tiếp vào tháng 8 tại vùng Espirito Santos và tháng 11 vùng Para. Ước tính, Brazil sẽ thu thêm khoảng trên dưới 60.000 tấn nữa.

Trong nửa đầu tháng 7/2024, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 9.993 tấn, thu về 56,5 triệu USD.

Các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu bao gồm: Olam Việt Nam: 1.272 tấn, Phúc Sinh: 1.224 tấn; Simexco Đăk Lăk: 839 tấn, Nedspice Việt Nam: 796 tấn và Trân Châu: 649 tấn.

Trước đó, 16 ngày đầu tháng 6/2024, Việt Nam đã xuất khẩu 16.211 tấn hồ tiêu. Như vậy xuất khẩu nửa đầu tháng 7/2024 giảm sâu.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã nhập khẩu 746 tấn, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 4,5 triệu USD. Olam và KSS Việt Nam là 2 doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu lần lượt đạt 232 tấn chiếm 31,1% và 75 tấn chiếm 10,1%. Các doanh nghiệp nhập khẩu hồ tiêu chủ yếu của Indonesia: 438 tấn chiếm 58,7% và Campuchia: 229 tấn chiếm 30,7%.

16 ngày đầu tháng 6/2024, Việt Nam đã nhập khẩu 1.357 tấn. So với cùng kỳ tháng trước, lượng nhập khẩu cũng 1 nửa.

 

Nguyễn Phương