Thứ Bảy, ngày 22/02/2025 01:31 PM (GMT+7)

Giá cà phê Robusta tăng mạnh phiên cuối tuần, giới đầu cơ thao túng thị trường

Nguyễn Phương

22/02/2025 13:31 GMT +7

Giá cà phê thế giới biến động trái chiều trong phiên cuối tuần, Robusta tăng trở lại, trong khi Arabica tiếp tục giảm. Giá cà phê trong nước tăng mạnh phiên cuối tuần, tăng từ 1.800 - 2.000 đồng/kg, hiện giao dịch trong khoảng 132.800 - 134.000 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay 22/2

Trên Sàn giao dịch London, giá cà phê trực tuyến Robusta hợp đồng giao tháng 3/2025 đóng cửa phiên 22/2 ở ở mức 5.712 USD/tấn, tăng 1,26% (71 USD/tấn) so với phiên giao dịch trước; hợp đồng giao tháng 5/2025 cũng tăng 1,1% (62 USD/tấn), lên mức 5.717 USD/tấn.

Ngược lại, trên Sàn giao dịch New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2025 tiếp tục giảm nhẹ 0,17% (0,65 US cent/pound) so với phiên giao dịch trước, xuống còn 389,25 US cent/pound; hợp đồng giao kỳ hạn tháng 7/2025 0,17% (0,65 US cent/pound), xuống còn 378,9 US cent/pound.

Giá cà phê trong nước tăng mạnh phiên cuối tuần, tăng từ 1.800 - 2.000 đồng/kg, hiện giao dịch trong khoảng 132.800 - 134.000 đồng/kg. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong nửa đầu tháng 2/2025 đạt 74.737 tấn; tăng 1,2% so với nửa đầu tháng 1/2025 và tăng mạnh 21,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Giới phân tích cho rằng, thị trường có hiện tượng bị thao túng bởi giới đầu cơ, khi lượng tồn kho trên sàn biến động mạnh, khiến giá trong phiên lên xuống thất thường.

Thế giới tiếp tục lo lắng nguồn cung cà phê hạn chế khi tình hình thời tiết ở Brazil không thuận lợi. Cùng với đó, thời điểm thu hoạch cà phê của Việt Nam, thời tiết mưa nhiều gây ảnh hưởng đến quá trình thu hái và chất lượng, sản lượng hạt.

Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) ba tháng đầu niên vụ 2024-2025 (tháng 10 đến tháng 12/2024), xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 0,8% so với niên vụ trước, xuống còn 32,2 triệu bao.

Giá cà phê thế giới đã có dấu hiệu phục hồi khi nguồn cung từ hai nước sản xuất chính như Brazil và Việt Nam hạn chế bán ra.

Việc giá cà phê tăng cao có thể kéo theo giá bán lẻ tăng, đồng thời nhu cầu giảm sút. Đợt tăng giá mạnh này đã ảnh hưởng đến nhu cầu ở các thị trường lớn và bắt đầu kìm hãm đà tăng trưởng tiêu thụ ở các nền kinh tế mới nổi.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 1 đạt 134.005 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 729 triệu USD, giảm mạnh 43,7% về lượng nhưng vẫn tăng 0,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024.

So với nhiều năm qua, năm nay vụ thu hoạch của Việt Nam muộn hơn khá nhiều. Các yếu tố tác động đó là thời tiết bất thường khiến mùa mưa kết thúc muộn, mưa trái mùa thường xuyên xuất hiện, đặc biệt là cơn bão số 10 trên Biển Đông vào cuối tháng 12/2024 gây mưa diện rộng ở Tây Nguyên; đồng thời người trồng cà phê tái canh một số giống mới chín muộn hơn.

Các chuyên gia cho rằng giá cà phê năm 2025 sẽ tiếp tục được hỗ trợ khi nguồn cung chưa được cải thiện. Tuy nhiên, với tình hình phức tạp của địa chính trị, kinh tế, đà tăng giá cà phê có thể gặp trở ngại trong năm nay.

Giá cà phê đột ngột giảm, các nhà rang xay tạm dừng mua vào

Giá cà phê đột ngột giảm, các nhà rang xay tạm dừng mua vào

Giá cà phê trong nước hôm nay (21/2) đảo chiều giảm mạnh tới 1.300 đồng/kg, xuống mức 131.000 – 132.200 đồng/kg.

Giá cà phê tiếp tục tăng, Lâm Đồng vọt lên cao nhất, đỉnh mới trở lại

Giá cà phê tiếp tục tăng, Lâm Đồng vọt lên cao nhất, đỉnh mới trở lại

Giá cà phê trong nước hôm nay tăng lên mức 132.200 – 133.500 đồng/kg. Tiếp nối thành công năm 2024, khi giá trị xuất khẩu vượt mốc 5,4 tỷ USD, cà phê Việt Nam năm nay được dự báo triển vọng tích cực khi nguồn cung suy giảm.

Giá cà phê tăng trở lại, cao nhất tại Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk

Giá cà phê tăng trở lại, cao nhất tại Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk

Giá cà phê hôm nay (19/2) biến động trái chiều, với Robusta tăng trở lại mốc 5.721 USD/tấn (kỳ hạn tháng 5) trong khi Arabica giảm 2,15 US cent/pound. Giá cà phê nội địa cũng tăng trở lại 1.000 đồng/kg...