Thứ Sáu, ngày 21/02/2025 01:04 PM (GMT+7)
Việt Nam cạnh tranh vị trí nhà cung cấp số 2 với Indonesia trên thị trường Mỹ đối với tôm hấp, tẩm gia vị và tẩm bột
21/02/2025 12:38 GMT +7
Năm 2024, Mỹ nhập khẩu 762,804 tấn tôm, giảm 3% so với năm 2023 và giảm 15% so với mức đỉnh của năm 2021. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn 9% so với năm 2019.
Ấn Độ trong năm 2023 và 2024 đã thu hẹp được đà giảm khối lượng xuất khẩu sang Mỹ. Xuất khẩu của Ecuador đã giảm từ 2023 đến 2024. Xu hướng từ năm 2019, Ecuador vẫn là nhà cung cấp tôm tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ. Cung cấp tôm sang Mỹ đang dần ổn định, và thị phần kết hợp của Ấn Độ và Ecuador tại Mỹ đã tăng từ 55% vào năm 2019 lên 63% vào năm 2024.
XK tôm tẩm bột của Việt Nam sang Mỹ tăng 33%
Đối với sản phẩm tôm XK vào Mỹ, tôm còn vỏ NK vào Mỹ giảm chủ yếu do giảm NK từ Ecuador. Nguồn cung của Ecuador trong phân khúc này giảm 17% so với năm 2023. Trong khi đó, cung cấp tôm còn vỏ của Ấn Độ cũng giảm (13% so với năm 2023), nguồn cung của Indonesia không thay đổi, và nguồn cung của Việt Nam tăng nhẹ (5% so với năm 2023). Ecuador tiếp tục thống trị phân khúc sản phẩm này với thị phần 48%.
Đối với phân khúc tôm đã bóc vỏ, tình hình có chút khác biệt. Nguồn cung từ Ecuador và Ấn Độ tăng nhẹ (mỗi nước 2%), nguồn cung của Indonesia giảm 15%, và nguồn cung của Việt Nam tăng 21%. Ấn Độ tiếp tục thống trị phân khúc sản phẩm này với thị phần 57%.
Ấn Độ cũng giữ vị trí dẫn đầu phân khúc tôm hấp chín và tẩm gia vị với thị phần 40%. Nguồn cung từ Indonesia trong phân khúc này giảm 16%, trong khi nguồn cung cấp từ Việt Nam ổn định. Việt Nam đang dần tiếp cận vị trí thứ hai của Indonesia trong phân khúc này và nếu xu hướng tăng trưởng này tiếp tục, Việt Nam có thể sẽ vượt qua Indonesia vào năm 2025. Thị phần của Ecuador vẫn nhỏ (4%), nhưng nguồn cung của nước này đã tăng trưởng 20% hàng năm.
Mặc dù Indonesia vẫn là nhà cung cấp tôm tẩm bột lớn nhất của Mỹ trong năm 2024 với thị phần 42%, Việt Nam cũng đang cạnh tranh với Indonesia trong phân khúc này. Xuất khẩu tôm tẩm bột của Việt Nam đã tăng 33%, trong khi nguồn cung của Indonesia chỉ tăng 5%. Với thị phần hiện tại là 28%, Việt Nam và Indonesia chiếm 70% thị trường. Nguồn cung sản phẩm này từ Ấn Độ đã tăng gấp đôi nhưng vẫn chỉ chiếm thị phần 4%. Nguồn cung từ Ecuador giảm 20% so với năm 2023 và hiện chiếm thị phần 7%.
Ấn Độ, Ecuador đối mặt với nhiều khó khăn trong sản xuất tôm
Với xu hướng tăng trưởng tốt trong năm 2024, tôm hấp, tẩm gia vị và tẩm bột lại không phải là đối tượng bị áp thuế, DN Việt Nam có thể cân nhắc đẩy mạnh XK sản phẩm này sang Mỹ.
Năm 2024, Ấn Độ đã phải đối mặt với một số vấn đề về sản xuất do sự bùng phát của các bệnh do vi khuẩn, như Virus IHHNV và Virus WSSV.
Ecuador cũng phải đối mặt với những thách thức khác của thị trường, chẳng hạn như vấn đề điện và điều kiện El Niño. Cả Ấn Độ và Ecuador đều gặp phải các vấn đề thương mại và sự chậm trễ về hậu cần khiến dòng chảy thương mại trở nên phức tạp hơn.
Điều này khiến cho tôm Việt Nam giảm bớt được áp lực cạnh tranh tại thị trường Mỹ. Trong top các nguồn cung tôm chính cho Mỹ năm 2024, chỉ có Việt Nam ghi nhận tăng trưởng dương. Các nguồn cung khác như Indonesia và Thái Lan cũng giảm mạnh XK tôm sang thị trường Mỹ trong năm 2024.

Ông Trump tái đắc cử và tác động tới XK tôm Việt Nam
Trong năm 2024, tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ phải đối mặt với hai vụ kiện từ Mỹ là vụ kiện chống trợ cấp (CVD) và vụ kiện chống bán phá giá (AD).
Sự kiện ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ và đưa ra hàng loạt những quy định mới về thuế, có thể tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho XK tôm Việt Nam trong thời gian tới. Với kế hoạch tăng thuế hàng hóa NK từ Trung Quốc, Mỹ có thể giảm nhập khẩu các sản phẩm từ Trung Quốc và tìm kiếm các nguồn cung thay thế, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, Trung Quốc với việc giảm nhập khẩu từ Mỹ, có thể chuyển sang nhập khẩu sản phẩm từ Việt Nam để thay thế.
Về thách thức, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại của Mỹ, có thể bao gồm thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, khiến DN Việt Nam phải tuân thủ các tiêu chuẩn ngặt nghèo hơn về vệ sinh ATTP, dẫn đến tăng chi phí sản xuất và kiểm tra.
Thị trường sôi động, giá tôm tăng khi các nhà máy chế biến khởi động lại hoạt động sau Tết
Giá tôm Việt Nam tăng nhẹ. Hoạt động thị trường đang sôi động trở lại sau kỳ nghỉ Tết, sau khi các nhà máy chế biến khởi động lại hoạt động sau Tết.
5 thị trường đang mua nhiều tôm nhất của Việt Nam, bất ngờ 'Top 1' lại không phải là Mỹ
Năm 2024, Việt Nam XK tôm sang 107 thị trường, so với 102 thị trường của năm 2023. Top 5 thị trường chính gồm Trung Quốc & Hồng Kông, Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, chiếm 76% tổng XK tôm Việt Nam đi các thị trường.
Giá tôm biến động toàn cầu, tôm cỡ lớn Việt Nam giá vẫn cao, nhu cầu cao và số lượng ít
Giá tôm chân trắng Việt Nam giảm trở lại ở hầu hết các kích cỡ trong tuần thứ hai của tháng 1/2025, mặc dù giá tôm cỡ lớn vẫn giữ vững trong bối cảnh nguồn cung eo hẹp.