Di tích Hồng Cúm thuộc quần thể di tích quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ bị xâm hại nghiêm trọng
11/07/2025 12:16 GMT +7
Là một trong 46 điểm di tích thành phần thuộc quần thể di tích đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ nhưng di tích Hồng Cúm (nằm trên địa bàn xã Thanh An, tỉnh Điện Biên) đã bị xâm hại nghiêm trọng. Điều đáng nói, hành vi xâm hại di tích Hồng Cúm lại diễn ra công khai, trong nhiều ngày liền lại không hề bị ngăn chặn…
- Điện Biên: Tự ý sửa chữa, di tích quốc gia bị "xâm hại"
- Liên tiếp các vụ xâm hại di tích, bảo vật quốc gia: “Đừng để mất bò mới lo làm chuồng”
- Vụ xâm hại di tích quốc gia: Nhiều nhũ đá triệu năm biến mất!
Sáng sớm ngày 11/7, có mặt tại điểm di tích Hồng Cúm, chúng tôi không còn nhận ra điểm di tích lịch sử đặc biệt nữa. Con đường nhỏ nối từ Quốc lộ 279 vào đến điểm di tích có tấm bia "Di tích Hồng Cúm" khi thường vốn đã nhỏ thì nay lại càng nhỏ hơn, bởi con đường lớn với núi cát, đá mới được san gạt cạnh đó như muốn "nuốt" cả đường.
Trước khi bị xâm hại, toàn cảnh di tích đó là một con đường bê tông nhỏ, nối từ quốc lộ 279 vào khoảng mấy chục mét; hai bên đường là ruộng lúa hai vụ. Thế mà nay, bên sườn phải di tích là đất, đã được san bằng đẹp đẽ. Tường bao quanh di tích như muốn đổ vì con đường mới sát gần.

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Hải, Chủ tịch UBND xã Thanh An (tỉnh Điện Biên) thừa nhận có tình trạng lấn chiếm, xâm hại di tích Hồng Cúm trong những ngày qua. Ông Trần Văn Hải, nói rằng: "Khoảng cuối tháng 6, vào các ngày 28 và 29 khi đi qua điểm di tích tôi đã thấy tình trạng đổ đất, cát xung quanh. Nhưng khi đó, việc chuyển giao chính quyền hai cấp bận bịu cuốn anh em đi cho nên đến hôm qua khi nghe phản ánh thì xã đã giao anh em đi kiểm tra hiện trường".
"Anh em chuyên môn đi kiểm tra về thì còn phải kiểm tra, xác minh nguồn gốc đất, sau đó mới đối chiếu và làm rõ đối tượng xâm phạm để xử lý theo quy định. Việc này cần có thời gian chứ không làm ngay được" - ông Trần Văn Hải cho biết thêm.
Điểm di tích Hồng Cúm hiện do Ban Quản lý di tích (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên) quản lý, nhưng phóng viên liên hệ ông Nguyễn Anh Đạo, Giám đốc Ban Quản lý di tích không được vì chỉ sau hai tiếng chuông thì điện thoại tắt máy.

Liên quan đến việc khoanh vùng, bảo vệ di tích quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ nói chung và điểm di tích Hồng Cúm nói riêng, tại rất nhiều cuộc họp do Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức, ông Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên đã nhấn mạnh rằng, phải ưu tiên đặc biệt cho các việc bảo vệ, trùng tu và tôn tạo di tích. Với Điện Biên, giữ gìn và bảo vệ di tích không chỉ là hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch từ di tích, mà trước nhất việc giữ gìn di tích là hành động thể hiện tri ân cống hiến, hy sinh của thế hệ cha ông.
Với riêng di tích Hồng Cúm, tại cuộc họp chỉ đạo các dự án ngày 7/2/2025, ông Trần Quốc Cường, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên đã chỉ rõ rằng, điểm di tích này hiện chỉ còn tên mà không còn dấu tích cho nên yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải nghiên cứu khôi phục di tích Hồng Cúm và di tích Độc Lập, quy hoạch thành công viên cây xanh để nhân dân, du khách khi về Điện Biên được tham quan, ngắm cảnh và được thoả ước mong trồng thêm cây trên mảnh đất lịch sử.
Yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Điện Biên phải thực hiện nghiêm việc giữ gìn, bảo vệ di tích lịch sử Điện
Biên Phủ. Ông Trần Quốc Cường, Bí thư Tỉnh ủy còn đặc biệt nhấn mạnh về trách
nhiệm của từng cán bộ, đảng viên và nhân dân với việc bảo vệ di tích; mà trước
nhất là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên Ngành Văn hóa, giữ gìn di tích. Ông
Trần Quốc Cường nói rằng: "Hồng Cúm không còn gì nữa, như thế chúng ta có
lỗi với lịch sử. Vậy nên phải khẩn trương xây dựng công viên cây xanh thay vì
chờ đợi viện lý này lý kia…
Phân khu Hồng Cúm còn gọi là phân khu phía Nam thuộc Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là một trong ba phân khu của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Phân khu Hồng Cúm cách phân khu Trung tâm ở Mường Thanh khoảng 5km. Tên gọi Hồng Cúm bắt nguồn từ tiếng dân tộc Thái là “Hoong Cúm”; còn quân đội Pháp đặt cho phân khu này là Isabelle - tên cô gái đẹp của nước Pháp.
Chiến trường Điện Biên Phủ cũng là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng được xếp hạng đầu tiên trong cả nước. Đây là nguồn lực quan trọng cho phát triển du lịch của tỉnh Điện Biên và tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng về lịch sử, văn hóa của vùng Tây Bắc nói riêng, cả nước nói chung.
Ngang nhiên xâm hại di tích: Đùn đẩy trách nhiệm
Sau loạt bài “Ngang nhiên xâm hại di tích” của NTNN đăng trên các số báo từ số 241 đến 243, PV Báo NTNN đã có cuộc trò chuyện với ông Phan Đình Tân - Chánh văn phòng Bộ VHTTDL về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước xung quanh thực trạng này.
Ngang nhiên xâm hại di tích: Thiếu danh nên dễ bị phá
Trong khi công tác bảo tồn những di tích được xếp hạng vẫn còn khó khăn thì nhiều di sản mang dấu ấn kiến trúc cổ như cổng làng, căn cứ cách mạng, các biệt thự, trường học… do chưa được “định vị” giá trị nên đứng trước nguy cơ xóa sổ.
Ngang nhiên xâm hại di tích: Mất di tích vì... ai cũng có quyền
“Ai cũng có quyền nhất định trong việc ứng xử với di tích, kết quả chỉ lãng đi một chút là di tích bị biến đổi. Các nhà hảo tâm, người trụ trì luôn có xu hướng phá tan di tích cổ và xây mới hoàn toàn” - nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng trao đổi với PV NTNN.