dd/mm/yyyy

Đặc sắc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024

Sáng 17/2 ( mùng 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn), UBND huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình long trọng tổ chức Khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024.

Đặc sắc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024

Một số hình ảnh về Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024 được tổ chức tại sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường hay còn gọi là lễ hội Khuống mùa, Thuống tồông (xuống mùa, xuống đồng) là lễ hội truyền thống đã có từ rất lâu đời và là lễ hội dân gian lớn nhất của người Mường, đặc biệt ở bốn vùng Mường lớn của tỉnh Hoà Bình là Bi, Vang, Thàng, Động; gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn của nền văn minh Việt cổ. Đây là hoạt động văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào người Mường ở Hòa Bình mỗi dịp xuân về. Tùy từng vùng Mường mà lễ hội được tổ chức vào các ngày và địa điểm thực hiện nghi trình, nghi thức có sự khác nhau.

Đặc sắc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024- Ảnh 1.

Phần lễ Khai hạ với nghi thức rước kiệu Quốc Mẫu Hoàng Bà. Ảnh: Phạm Hoài.

Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình, của người dân 4 Mường: Bi, Vang, Thàng, Động; góp phần thiết thực vào việc giữ gìn sự phong phú, đa dạng của kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Hòa Bình.

Đặc sắc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024- Ảnh 2.

Đặc sắc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024- Ảnh 3.

Các đại biểu tham dự Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024. Ảnh: Phạm Hoài.

Phát biểu khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024, ông Bùi Văn Tinh - Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình cho hay, Lễ hội Khai hạ là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào người Mường ở Hòa Bình, đặc biệt là ở bốn vùng mường lớn: Bi, Vang, Thàng, Động. Lễ hội mang ý nghĩa tôn kính các vị thần linh, tưởng nhớ những người đã có công lập đất, lập mường và cầu mong vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trải qua quá trình phát triển, thăng trầm của lịch sử, Lễ hội Khai hạ đã in sâu vào đời sống tinh thần của cộng đồng người Mường. Cho đến nay, người dân vẫn còn bảo tồn, lưu giữ nhiều giá trị truyền thống, là nơi kết tinh, hội tụ những di sản văn hóa lịch sử thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách. Đây là nét văn hóa đặc sắc của người Mường Hòa Bình và là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đặc sắc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024- Ảnh 4.

Ông Bùi Văn Tinh - Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc phát biểu tại Lễ hội. Ảnh: Phạm Hoài.

"Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, vừa được tỉnh đưa Lễ hội Khai hạ vào Lễ hội truyền thống hằng năm của tỉnh. Đồng thời, đáp ứng được lòng mong mỏi của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, qua đó, tuyên truyền về giá trị lịch sử, văn hóa, nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc", Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc nhấn mạnh.

Đặc sắc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024- Ảnh 5.

Màn diễn xướng gọi hồn chiêng tại Lễ hội. Ảnh: Phạm Hoài.

Đặc sắc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024- Ảnh 6.

Màn biểu diễn hoà tấu Chiêng Mường của 500 diễn viên và nghệ nhân. Ảnh: Phạm Hoài.

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra trong 3 ngày từ ngày 15-17/2 (mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn).

Lễ hội với 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm những hoạt động chính như: Tổ chức nghi lễ thờ cúng mời Quốc Mẫu Hoàng Bà và các vị thần được thờ về tại miếu thờ xóm Lũy Ải; tổ chức nghi lễ rước kiệu từ miếu thờ xóm Lũy Ải ra lễ đài sân vận động xã Phong Phú; Màn hoà tấu chiêng Mường của 500 diễn viên, nghệ nhân ; nghi thức xuống đồng và nghi thức tế lễ tại miếu thờ xóm Lũy Ải.

Đặc sắc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024- Ảnh 7.

Đặc sắc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024- Ảnh 8.

Đặc sắc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024- Ảnh 9.

Nghi lễ xuống đồng tại khu ruộng Nà Trùng. Ảnh: Phạm Hoài.

Phần hội diễn ra với nhiều nội dung như: Thi đấu các môn thể thao dân tộc và trình diễn các trò chơi dân gian, nghề thủ công truyền thống; chấm thi trại văn hóa, ẩm thực, thi đan lát, bóng chuyền, séc bùa. Bên cạnh đó có hoạt động tư vấn việc làm, đào tạo nghề, tạo cơ hội cho người lao động. Đặc biệt ở phần hội sẽ diễn ra vòng thi chung khảo trình diễn trang phục dân tộc Mường diễn ra vào tối ngày hôm nay(18/2).

Đặc sắc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024- Ảnh 10.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long tham quan một số nông sản đặc trưng của xã Quyết Chiến, huyện Tân Lạc. Ảnh: Phạm Hoài.

Lễ hội được tổ chức thường niên sẽ góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, qua đó tuyên truyền về giá trị lịch sử, văn hóa, nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; quảng bá sản phẩm du lịch của tỉnh Hoà Bình đến với du khách trong nước và quốc tế. 

Đây cũng là dịp để đồng bào Mường giao lưu, gặp gỡ, thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng. Lễ hội còn thu hút du khách muôn phương về vui hội và tìm hiểu nét sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc của đồng bào dân tộc Mường ở Hòa Bình.


Phạm Hoài - Tuệ Linh