Mô hình canh tác cà phê thông minh
Mô hình được triển khai tại vườn cà phê, chè 7-10 năm tuổi (sau đốn trẻ hóa) của 3 hộ gia đình với tổng diện tích gần 2ha, được thực hiện liên tục trong niên vụ 2024-2025. Mô hình được thử nghiệm theo hình thức: Đối chứng vườn cà phê bón phân theo tập quán nông dân và vườn cà phê sử dụng phân bón của Công ty cổ phần Bình Điền – Ninh Bình.
Khi tham gia mô hình, các hộ nông dân sẽ được hướng dẫn các kỹ thuật về canh tác cây cà phê ứng phó với biến đổi khí hậu như: Cách trồng, cắt tỉa, tạo tán, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây. Đắc biệt các hộ dân sẽ được hướng dẫn sử dụng phân bón, bón cho cây cà phê theo từng giai đoạn sinh trưởng, giúp cho cây phát triển tốt.
Sơn La phát triển cà phê bền vững
Trao đổi với phóng viên, bà Hờ Thị Thanh Hoa, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La cho biết: Sơn La có diện tích cà phê trên 20.000 ha, trong đó khoảng 19.300 ha cà phê chè (Arabica) và hiện là địa phương có diện tích cà phê chè lớn nhất của cả nước. Sơn La có độ cao trung bình khoảng 800 – 1.000m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình ngày đêm chênh lệch khá lớn giúp cây cà phê phát triển thuận lợi và cho chất lượng cao. Những năm gần đây, một số cây trồng như ngô, sắn kém hiệu quả đã được chuyển đổi sang trồng cà phê và cây ăn quả.
Tuy nhiên, những năm vừa qua, do biến đổi khí hậu nên gây ra hạn hán, có năm rét đậm, rét hại kéo dài kèm sương muối khiến nhiều diện tích cà phê không nở hoa được. Bên cạnh đó, đất của Sơn La hầu hết có độ dốc lớn, nên tình trạng xói mòn và rửa trôi khá nghiệm trọng dẫn đến cây sinh trưởng kém. Một số hộ nông dân vẫn giứ thói quen bón phân đơn, thiếu cân đối, ít quan tâm phân hữu cơ, dẫn đến đất nghèo vi lượng dân đến cây sinh trưởng phát triển kém.
Việc triển khai mô hình, nhằm xây dựng được mô hình sản xuất cà phê, chè trồng thuần áp dụng quy trình canh tác thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm chi phí sản xuất, hạn chế một số sâu bệnh hại chính, tăng thu nhập cho người dân.