dd/mm/yyyy

Bài 2: Dị nhân Long Võ với vườn sâm "Quốc Bảo" ngàn tỷ giữa đại ngàn Tây Bắc

Bẵng đi cả chục năm không gặp ông Long Võ – Nguyễn Chí Long (Mai Sơn, Sơn La), bất chợt hôm trước, anh bạn đồng nghiệp gặp tôi và khoe: Em mới uống thử Cao sâm Ngọc Linh của bác Long Võ, thấy sức khỏe cải thiện nhanh lắm, bác mua mà dùng...

Tôi ngạc nhiên: Ông Long Võ thì chỉ làm việc võ và xây dựng. Nếu có tên tuổi gì khác thì chỉ là Nhiếp ảnh gia với những bức ảnh phong cảnh đẹp đến mê hồn.  Sao bây giờ lại có Cao Sâm Ngọc Linh ?

Bài 2: Dị nhân Long Võ với vườn sâm "Quốc Bảo" ngàn tỷ giữa đại ngàn Tây Bắc - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Chí Long (Long Võ) - người đang tra hạt sâm trên đất Sam Ta trong những ngày đầu thử nghiệm giống cây "Quốc bảo" trên đất mới (ảnh: Quốc Ngọc)

Anh bạn đồng nghiệp cười sằng sặc: Thế mới là Long Võ. Mai em đưa anh đi xem bác ấy nấu cao sâm, hay lắm. Bác ấy bây giờ "Gác kiếm nghiệp xưa", về  trồng nhiều ha sâm Ngọc Linh ở Sơn La; lại còn sáng tạo ra món "Cao Sâm Ngọc Linh" có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ, được nhiều người dùng thừa nhận giá trị hữu hiệu của nó. Cục Sở hữu Trí tuệ cũng đã chấp nhận đơn đăng kí sản phẩm Cao Sâm Ngọc Linh của bác ấy rồi…

Nghe ông bạn nói, tôi lại nhớ đến khoảng thời gian cuối năm 2019, khi ấy, ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La còn đương nhiệm giám đốc Sở NN&PTNT, có bảo tôi: Nông nghiệp Sơn La còn đang thử nghiệm nhiều thứ cây quý lắm nhưng chưa thế công bố với các nhà báo được.

Câu nói của ông Nguyễn Thành Công khi ấy làm tôi cũng phải sục sạo tìm kiếm thông tin về những giống cây quý qua mấy "cửa gác" của ngành Nông nghiệp Sơn La. Nhưng đến đâu, anh em cũng bảo: Sếp đã nói thế thì bác cứ đợi thêm tý chút. Thành công là chúng em ới bác ngay...

Bài 2: Dị nhân Long Võ với vườn sâm "Quốc Bảo" ngàn tỷ giữa đại ngàn Tây Bắc - Ảnh 2.

Hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, lại được chăm sóc kì công nên vườn sâm Ngọc Linh của ông Nguyễn Chí Long trên đất Sơn La phát triển rất tốt (Ảnh: Quốc Ngọc)

Nay nghe ông bạn nói tới giống sâm quý Ngọc Linh đã trồng thành công tại Tây Bắc, "Trăm nghe không bằng một thấy"; tôi vội nhận lời theo ông bạn một chuyến du hành để xem "Dị nhân Long Võ" với bước ngoặt mới trong cuộc đời của một võ sư nhiều tai tiếng nhưng cũng đầy tên tuổi… 

Vườn sâm Ngọc Linh của ông Nguyễn Thành Long được trồng trong một cánh rừng rộng trên đỉnh Sam Ta của xã Chiềng Chung (Mai Sơn, Sơn La). Cho đến hôm nay, để lên được với vườn sâm cũng không phải dễ dàng gì, dù phương tiện chúng tôi đang dùng là chiếc ô tô 2 cầu với dung tích xilanh 3.5. Có lẽ, khi chọn mảnh đất trồng sâm này, ông Long đã tính tới cả những yếu tố thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng và … bảo mật cho thứ cây không phải ai có tiền cũng dễ dàng sở hữu này.

Ở độ cao tương ứng với dãy Ngọc Linh hùng vĩ miền Tây Nguyên, cây sâm Ngọc Linh của ông Long phát triển rất tốt. Những ha sâm Ngọc Linh xanh mướt, đua nhau vươn ngọn đón ánh nắng trời.

Bài 2: Dị nhân Long Võ với vườn sâm "Quốc Bảo" ngàn tỷ giữa đại ngàn Tây Bắc - Ảnh 3.

Để có được vườn sâm quý Ngọc Linh như hôm nay, ông Nguyễn Chí Long không chỉ dựng lều, mắc võng trong rừng Sam Ta để thực hiện mơ ước thử nghiệm thành công và nhân giống cây "Quốc Bảo" trên đất mới; mà ông còn phải dựng lều bạt che chắn cho cả vườn sâm của mình.

Dù đi theo anh bạn – một trong những vị khách đặc biệt của ông Long nhưng tôi vẫn khó khăn khi muốn tìm kiếm thông tin về vườn sâm Ngọc Linh này bởi những bảo vệ nơi đây rất kiệm lời về thứ cây "Quốc bảo" hiện có cả chục ngàn khóm trong vườn. May mắn là những khát khao hiểu biết của tôi về vườn cây ngàn tỷ ở đỉnh Sam Ta này đã được ông bạn san sẻ.

Hơn 15 năm về trước, ông Nguyễn Chí Long đã nhìn thấy được những lợi thế về nông nghiệp của Sơn La cũng như giá trị khủng của Sâm Ngọc Linh. Thế là, ông Long chuyển hướng từ đầu tư xây dựng, mở lò dạy võ… sang tìm hiểu và đầu tư phát triển cây Sâm Ngọc Linh trên chính mảnh đất Sơn La này.

Sau cả trăm chuyến ngược xuôi, tìm hiểu; trải chiếu nằm rừng, ăn sương, hút gió để hiểu hơn về Sâm Ngọc Linh, ông Long đã quyết định đầu tư hàng chục tỷ đồng để đưa cây sâm Ngọc Linh về trồng trên đỉnh Sam Ta – nơi có độ cao gần 2.000m so với mực nước biển. Lại những ngày tháng lăn lê, ăn, ngủ cùng cây, cùng rừng nơi đại ngàn heo hút để trông chừng sự phát triển của cây sâm trên đất mới. Ông Long chỉ thực sự thở phào khi thấy những cây sâm 7-8 năm tuổi mà ông mua từ Ngọc Linh, 'Nâng như nâng trứng" bao tháng ngày, đã bén rễ tươi tốt trên đất Sam Ta; rồi những vườn sâm được gieo hạt cũng nảy mầm, đâm nhánh trên vùng đất mới.

Bài 2: Dị nhân Long Võ với vườn sâm "Quốc Bảo" ngàn tỷ giữa đại ngàn Tây Bắc - Ảnh 4.

Niềm đam mê với cây sâm Ngọc Linh đã biến ông Long thành một nông dân thực thụ. Ông có thể rời xa cuộc sống đô thị hàng tháng trời; lăn lộn với đất, với rừng, ngồi cả tiếng đồng hồ chỉ để ngắm một vài nhánh sâm non mới nhú... (Ảnh: Quốc Ngọc)

Nhưng không như người trồng thứ cây thông thường, chăm đến khi cây bén rễ là có thể an tâm, ông Long vẫn đều đặn hàng tuần ngược sơn vài ba bận để xem cây phát triển. Sự an lòng chỉ đến với ông Long khi các cơ quan thẩm định chất lượng đều công nhận chất lượng Sâm Ngọc Linh trồng trên đỉnh Sam Ta của ông Long có giá trị ngang với cây sâm Ngọc Linh sống tự nhiên ở miền Tây Nguyên hùng vĩ.

Rời Sam Ta, chúng tôi tìm gặp ông Long để xem nguyên cớ nào dẫn ông tới nghiệp trồng sâm. Ông Long nhẹ nhàng bảo: Tôi biết Sâm Ngọc Linh là báu vật trời cho với đời sống con người. Tôi cũng biết, những thứ cây trời cho ấy không phải ở đất nào, nước nào, nguồn khí nào cũng phát triển và cho chất lượng tốt. Bởi thế, tôi đã nằm lại trên đất Ngọc Linh cả năm trời để cảm nhận từng sự đổi thay của tiết trời, sắc lá cây, vị sâm theo từng mùa; tìm hiểu cả các thành phần của đất, của nước ở Ngọc Linh đã nuôi sống nguồn cây này. Mỗi cây sâm khi cho ta những nguồn dinh dưỡng quý báu vô giá, nó phải được qua sự nuôi dưỡng của các lớp thổ nhưỡng; được tích tụ đủ nắng, đủ mưa, lắng đọng linh khí của đất, của trời thì mới nên nguồn sinh dưỡng quý.   

Bài 2: Dị nhân Long Võ với vườn sâm "Quốc Bảo" ngàn tỷ giữa đại ngàn Tây Bắc - Ảnh 5.

Vườn sâm của ông Nguyễn Chí Long ở Sơn La dù đã có nhiều cây sâm từ 2 đến 7, 8 năm tuổi nhưng ông Long vẫn không ngừng bổ sung những lớp cây mới để tạo thêm nhiều thế hệ kế tiếp nhau (Ảnh: Quốc Ngọc)

Mà ở Sơn La, đặc biệt là ở Sam Ta, tôi đã tìm được vùng đất, vùng trời có những điểm tương thích với Ngọc Linh; thậm chí có những dưỡng chất trong đất tốt cho cây sâm hơn cả vùng đất Ngọc Linh. Trong điều kiện một địa bàn còn nghèo khó như Tây Bắc, nhiều người có nhu cầu dưỡng sức cao nhưng kinh tế lại khó khăn. Với họ, khát khao được thụ hưởng những bổ dưỡng từ cây sâm Ngọc Linh chắc là còn khó hơn tìm đường lên trời. Vì thế, tôi quyết tâm đầu tư phát triển cây Sâm Ngọc Linh ở Sơn La, dù đối với tôi đó là một nghề mới và có thể tiêu tốn của tôi toàn bộ gia sản – ông Long tâm sự như vậy.

Bài 3: Cao Sâm Ngọc Linh - nỗi trăn trở của sáng tạo và lương thiện ở Dị nhân Long Võ

Kiều Minh Ngọc