dd/mm/yyyy

Xuống phố huyện nghe "Bác sĩ nông học" bầy cách làm giàu từ nông nghiệp

Chương trình "Bác sĩ nông học" kết nối giữa nhà khoa học, chuyên gia với hội viên nông dân, quá đó giúp hội viên nông dân năm bắt và áp dụng các tiến bộ khoa học tiến bộ khoa học vào canh tác nông nghiệp.

Clip: Xuống huyện, nghe "Bác sĩ nông học" bầy cánh làm giàu từ nông nghiệp

Nông dân hào hứng xuống huyện tham gia Chương trình " Bác sĩ nông học"

Ngay từ sáng sớm, hàng trăm hội viên nông dân trên khắp các xã vùng cao của huyện Mai Sơn (Sơn La) tập chung xuống trung tâm huyện để được gặp các nhà khoa học, các chuyên gia để chia sẻ, thắc mắc, cũng như để được các nhà khoa học, chuyên gia nông nghiệp tư vấn, hướng dẫn cách áp dụng tiến bộ khoa học vào canh tác nông nghiệp.

Chị Vì Thu Phương, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La hào hứng chia sẻ: Khi nghe tin các nhà khoa học, các chuyên gia nông nghiệp về với huyện Mai Sơn, chúng tôi rất hào hứng được gặp để chia sẻ cũng như được hỏi các nhà khoa học về các loại sâu bệnh hại trong canh tác nông nghiệp mà chúng tôi thường gặp.

"Vui quá cán bộ, khi nghe các nhà khoa học đến với huyện, chúng tôi không ai bảo ai, tự gọi nhau xuống huyện để lắng nghe các nhà khoa học chia sẻ. Đến đây chúng tôi được trao đổi cũng như được các nhà khoa học hướng dẫn cách phát triển chăn nuôi, cách trồng cây cho ra nhiều quả, quả to, xuất khẩu được sang nước ngoài. Bà con ai đấy đều phấn khởi, khi về bản, chúng tôi sẽ áp dụng ngay vào vườn nhà minh. Cảm ơn cán bộ nông dân nhiều lắm", chị Phượng nói.

Xuống huyện nghe các nhà khoa học bầy cánh làm giàu từ nông nghiệp- Ảnh 1.

Chương trình "Bác sĩ nông học" tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Ảnh: Văn Ngọc

Chi Bùi Thị Thơ, GĐ HTX Liên minh nông nghiệp tổng hợp Mai Sơn chia sẻ: Hiện nay các thành viên HTX canh tác hơn 5ha cây dâu tây, đây là loại cây trồng mới được canh tác trên địa bàn, do vậy việc canh tác các loại cây trồng này các thành viên của HTX chưa có nhiều kinh nghiệm. Trong quá trình canh tác, diện tích dâu tây của HTX thường bị héo lá, héo quả, phấn trắng, sau đó chết trong vài ngày sau. Đến với chương trình ngày hôm nay khi đặt câu hỏi, chúng tôi được các chuyên gia, hướng dẫn cách phòng trừ các loại bệnh hại này và biết cách xử lý một số bệnh thường gặp ở loại cây trồng này nữa. Sau chương trình ngày hôm nay, chúng tôi sẽ tự tin hơn trong canh tác nông nghiệp.

Xuống huyện nghe các nhà khoa học bầy cánh làm giàu từ nông nghiệp- Ảnh 2.

Các chuyên gia, nhà khoa học tư vấn tại Chương trình "Bác sĩ nông học". Ảnh: Văn Ngọc

Còn đối với gia hội viên nông dân Cà Văn Hoàng, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La canh tác hơn cây cà phê đã được hơn chục năm nay. Hiện nay gia đình anh canh tác hơn 2ha, tuy nhiên trong quá trình canh tác, vườn cà phê của gia đình anh thường gặp các loại sâu bệnh hại như sâu đục thân, mọt đục thân, dẫn đến khi cây ra qua thị hay bị gẫy đổ.

Anh Hoàng chia sẻ: " Đến với chương trình bác sĩ nông học hôm nay tôi thấy rất bổ ích, giúp bò con nông dân chúng tôi nắm bắt được nhiều cánh phát triển nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cáo. Đối với những câu hỏi tôi đặt ra hôm nay liên quan đến canh tác cây cà phê đều được các nhà khoa học, các chuyên gia giải đáp, hướng dân cánh phòng trừ sâu bệnh hại, cách sử dụng các loại phân bón phù hợp, cách chăm sóc cây cà phê theo từng giai đoạn để cây phát triển nhất. Từ đó sẽ giúp nông dân chúng tôi canh tác cây cà phê cho năng xuất cao nhất, chất lượng tốt nhất', anh Hoàng nói.

Xuống huyện nghe các nhà khoa học bầy cánh làm giàu từ nông nghiệp- Ảnh 3.

Các đại biểu tham gia Chương trình "Bác sĩ nông học". Ảnh: Văn Ngọc

Bác sĩ nông học giúp nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác nông nghiệp

Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La thông tin: Tính đến nay, Sơn La đã trở thành vựa trái cây lớn nhất miền Bắc với tổng diện tích cây ăn quả các loại trên 84.000 ha, sản lượng khoảng 455.000 tấn/năm. Toàn tỉnh có 73 cơ sở sản xuất cây ăn quả được chứng nhận sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGAP. Hiện nay tỉnh vẫn duy trì 218 mã số vùng trồng, diện tích 3.151 ha cây ăn quả, trong đó: 217 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu với tổng diện tích 3.141 ha. Ngoài việc tập trung phát triển cây ăn quả, tỉnh Sơn La cũng chú trọng thâm canh, tăng năng suất và chất lượng các loại cây công nghiệp phục vụ cho công nghiệp chế biến.

Xuống huyện nghe các nhà khoa học bầy cánh làm giàu từ nông nghiệp- Ảnh 4.

Xuống huyện nghe các nhà khoa học bầy cánh làm giàu từ nông nghiệp- Ảnh 5.

Hội viên nông dân đặt câu hỏi tại Chương trình "Bác sĩ nông học". Ảnh: Văn Ngọc

Tổng đàn đại gia súc của tỉnh Sơn La hiện có 342.283 con; Trong đó: tổng đàn trâu 83.185 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 3.368 tấn; đàn bò có số lượng 255.154 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 5.005 tấn; đàn ngựa có 4.944 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 78,4 tấn… Phát triển nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ thủy điện Sơn La, thủy điện Hòa Bình tổng sản lượng thủy sản ước đạt 7.182 tấn, diện tích nuôi trồng thủy sản 2.981 ha với tổng số 6.772 lồng nuôi.

"Qua Chương trình bác sĩ nông học', nhằm mục đích đối thoại sâu rộng giữa nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông, giúp nông dân được giao lưu, học tập, trao đổi thông tin, kinh nghiệm sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất, nâng cao giá trị nông sản, nâng cao thu nhập cho người nông dân, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương Sơn La ngày càng văn minh giàu đẹp", Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La nhẫn mạnh.

Xuống huyện nghe các nhà khoa học bầy cánh làm giàu từ nông nghiệp- Ảnh 6.

Xuống huyện nghe các nhà khoa học bầy cánh làm giàu từ nông nghiệp- Ảnh 7.

Các đại biểu tham dự Chương trình "Bác sĩ nông học". Ảnh: Văn Ngọc

Phát biểu tại Chương trình, ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết: Chương trình đưa ra các giải pháp hữu hiệu trong quá trình canh tác để phòng, trừ dịch hại, sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu và tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán canh tác, sản xuất của bà con nông dân để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đồng thời tư vấn chuyển đổi giống cây trồng phù hợp với địa phương.

Tham gia chương trình, bà con nông dân có dịp được tiếp cận trực tiếp với các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nông hóa thổ nhưỡng, trồng trọt, bảo vệ thực vật, dinh dưỡng cây trồng, chăn nuôi, thú y để được tư vấn, hướng dẫn và giải đáp những vướng mắc gặp phải trong thực tế để ứng dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống người dân.

Văn Ngọc