dd/mm/yyyy

Sơn La: Tổ chức Hội thảo khoa học thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, HTX nông nghiệp

Hôm nay 3/12, Viện nghiên cứu Châu Âu thuộc (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và Viện FNF của Cộng hoà Liên bang Đức phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La tổ chức Hội thảo về “Thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La.


Clip: Phỏng vấn các chuyên gia.


Sơn La được đánh giá là "hiện tượng nông nghiệp" của Việt Nam

Những năm qua, tỉnh Sơn La là hiện tượng phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là chuyển đổi nhanh từ cây ngô, cây hàng năm trên đất dốc giá trị kinh tế thấp, sang trồng cây ăn quả phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, sinh thái, có giá trị kinh tế cao hơn. Toàn tỉnh hiện có trên 80.000 ha cây ăn quả các loại, đứng đầu các tỉnh phía Bắc và thứ 2 trên cả nước. Trong đó chủ yếu là xoài, nhãn, mận, quả có múi, chanh leo, bơ, dâu tây… Bên cạnh đó các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản cũng phát triển mạnh mẽ, nhiều sản phẩm chăn nuôi đã được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, độ thơm ngon như: Sữa tươi Mộc Châu, Mật ong Sơn La, thịt khô Sơn La, cá Sông Đà…

Sơn La: Tổ chức Hội thảo khoa học thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, HTX nông nghiệp - Ảnh 2.

Viện nghiên cứu Châu Âu thuộc (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Viện FNF của Cộng hoà Liên bang Đức phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La tổ chức Hội thảo về “Thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La. Ảnh: Hà Hoàng.

Trong khuôn khổ đề tài "phân tích trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp trong bối cảnh thực hiện Hiệp định EVFTA do Viện Friedrich Naumann Stiftung Fir Die Freiheit (FNF Việt Nam) tài trợ. Tại Hội thảo Tiến sỹ, Phạm Hùng Tiến, Phó giám đốc Quỹ FNF tại Việt Nam nhận định: Chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành và phối hợp cùng Viện nghiên cứu Châu Âu thuộc (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La triển khai đề án "thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La".

Sơn La: Tổ chức Hội thảo khoa học thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, HTX nông nghiệp - Ảnh 3.

PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng, Viện trưởng viện nghiên cứu Châu Âu (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hà Hoàng.

Hàng năm số lượng chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh Sơn La tăng cả về quy mô, diện tích và sản lượng sản phẩm. Đến nay trên toàn tỉnh đã xác nhận 221 chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn. Tuy nhiên, do tình hình Covid diễn biến phức tạp 7 chuỗi dừng hoạt động, số chuỗi đang duy trì hoạt động 214 chuỗi, gồm: 177 chuỗi cung ứng sản phẩm trồng trọt (rau, quả, chè, cà phê, lúa gạo…); 11 chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi (thịt gia súc, gia cầm, sữa, ong mật…); 27 chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản (cá nước ngọt). Các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh là nơi sản xuất, cung ứng toàn bộ sản lượng sản phẩm nông sản an toàn phục vụ tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và tham gia xuất khẩu tới các nước và vùng lãnh thổ, như: Cà phê xuất sang Đức, Malaysia; chè sang Nhật Bản, Đài Loan, Afghanistan; tinh bột sắn sang Trung Quốc, Canada; long nhãn sang Trung Quốc, Hàn Quốc...

Sơn La: Tổ chức Hội thảo khoa học thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, HTX nông nghiệp - Ảnh 4.

Các đại biểu tham dự hội thảo về “Thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La. Ảnh: Hà Hoàng.

"Từ năm 2020, chúng tôi đã tập trung vào việc thẩm định nhận thức của các xã viên, cũng như là các chủ thể doanh nghiệp, HTX trong 1 chuỗi sản xuất họ có liên quan gì đến trách nhiệm xã hội. Chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu, dưới góc độ kinh tế, xã hội, môi trường doanh nghiệp, HTX nông nghiệp đóng vai trò như thế nào, để chúng ta đưa ra bộ tiêu chí áp dụng trước mắt tại một số huyện trọng điểm như huyện Mai Sơn, Mộc Châu. Sau đó, nếu kết quả tốt thì chúng tôi sẽ trao đổi với UBND tỉnh, các sở, ban ngành, rồi nhân rộng ra trên toàn tỉnh Sơn La, góp phần xây dựng nông sản của Sơn La phát triển bền vững trong thời gian tới", Tiến sỹ, Phạm Hùng Tiến, Phó giám đốc Quỹ FNF tại Việt Nam thông tin.

Bên cạnh sự phát triển tích cực cả về mặt chất và lượng của ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La, tuy nhiên vẫn còn 1 số tồn tại hạn chế cần nhìn nhận 1 cách khách quan, đó là trách nhiệm của các doanh nghiệp và HTX đối với người tiêu dùng, người lao động như thế nào. Doanh nghiệp và HTX nông nghiệp có thực sự bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường sống thông qua việc giảm thiểu yếu tố tác động đến môi trường đất, nước, hệ sinh thái hay không; việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, cân bằng hay không. Minh bạch quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng nông sản thực phẩm thông qua việc nhận diện và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thực hiện công bằng thu nhập giữa các công đoạn, các tác nhân tham gia chuỗi diễn ra như thế nào… Đây là băn khoăn của người tiêu dùng và người lao động, cần được đưa ra bàn luận. Từ đó đề ra các giải pháp phù hợp, góp phần nâng cao nguồn thu nhập ổn định, giảm nghèo bền vững và đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.

Sơn La: Tổ chức Hội thảo khoa học thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, HTX nông nghiệp - Ảnh 6.

Bà Cầm Thị Phong, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Hà Hoàng.

Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, HTX nông nghiệp

Phát biểu tại Hội thảo, bà Cầm Thị Phong, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La cho biết: Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng sâu, rộng đến hoạt động mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, xuất khẩu nông sản. Từ đó, chúng tôi đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Châu Âu - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chúng tôi rất mong nhận được sự chia sẻ những kết quả nghiên cứu, các ý kiến tham luận đánh giá thực trạng, đề xuất các nhiệm vụ giải pháp thực hiện tốt hơn nữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh của các đại biểu dự hội thảo.

Sơn La: Tổ chức Hội thảo khoa học thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, HTX nông nghiệp - Ảnh 7.

Tại Hội thảo các chuyên gia trình chiếu PowerPoint trình bày về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, HTX nông nghiệp. Ảnh: Hà Hoàng.

Thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, sau 6 năm thực hiện đưa cây ăn quả lên đất dốc, Sơn La đã vươn lên trở thành vựa trái cây lớn nhất miền Bắc, được đánh giá là "hiện tượng nông nghiệp" của Việt Nam với nhiều mô hình thu nhập cao từ 200 - 400 triệu đồng/ha. Toàn tỉnh Sơn La hiện có trên 200 doanh nghiệp và gần 700 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây là những đầu mối, đồng thời cũng là một trong những tác nhân triển khai thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian qua và những năm tiếp theo. Thông qua buổi hội thảo ngày này, nhằm định hướng cho các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp tổ chức phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững gắn với thực hiện trách nhiệm xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định.

Sơn La tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Phấn đấu trở thành trung tâm chế biến nông sản, trung tâm sữa, hoa quả, cây dược liệu, du lịch của vùng Tây Bắc.

Sơn La: Tổ chức Hội thảo khoa học thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, HTX nông nghiệp - Ảnh 8.

Tiến sỹ, Phạm Hùng Tiến, Phó giám đốc Quỹ FNF tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hà Hoàng.

Phát biểu về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, ông Lộc Mậu Triển, Chủ tịch Hội đồng quản trị - Giám đốc Công ty CP nông nghiệp Chiềng Sung Sơn La phát cho biết: Đối với cán bộ công nhân viên, chúng tôi luôn đặt vấn đề an toàn bảo đảm sức khoẻ cho người lao động lên hàng đầu. Các cán bộ, công nhân Công ty đều được trang bị bảo hộ lao động trong thời gian làm việc. Hàng năm, chúng tôi đều phối hợp với Trung tâm y tế, để khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động. Các chế độ chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế cho người lao động đều được chúng tôi thực hiện đầy đủ và kịp thời. Ngoài ra, hàng năm chúng tôi còn tổ chức cho người lao đông trong Công ty đi nghỉ mát trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước, hỗ trợ xây dựng các công trình cho xã Chiềng Sung (huyện Mai Sơn) nhà văn hoá, lớp học, đường nông thôn mới…

Sơn La: Tổ chức Hội thảo khoa học thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, HTX nông nghiệp - Ảnh 9.

Các đại biểu sơ, ban, ngành tỉnh Sơn La tham dự Hội thảo. Ảnh: Hà Hoàng.

Phát huy thành tựu đạt được, khắc phục những tồn tại hạn chế, nhằm xây dựng và phát triển nhân rộng các mô hình, chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn. Tỉnh Sơn La sẽ áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt gắn với thực hiện trách nhiệm xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, tỉnh Sơn La sẽ mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chính như: Tiếp tục phổ biến, tuyên truyền duy trì, phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản, thủy sản an toàn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm giúp nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã.

Sơn La: Tổ chức Hội thảo khoa học thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, HTX nông nghiệp - Ảnh 10.

Ông Lộc Mậu Triển, Chủ tịch Hội đồng quản trị - Giám đốc Công ty CP nông nghiệp Chiềng Sung Sơn La nói về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và HTX đối với người lao động. Ảnh: Hà Hoàng.

Đồng thời, tỉnh Sơn La tích cực triển khai các chính sách tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, liên kết phát triển các chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, Hợp tác xã sản xuất nông sản theo chuỗi. Huy động tối đa, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển, phát huy lợi thế sắn có của từng huyện, từng địa phương, gắn với tích cực thu hút các nguồn lực đầu tư thuộc các thành phần kinh tế tạo điều kiện thúc phát triển các chuỗi cung ứng nông sản an toàn gắn với thực hiện tốt trách nhiệm xã hội trên địa bàn tỉnh. Từ đó, bảo đảm tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, đạt được tiêu chí xanh mà của Đảng bộ tỉnh Sơn La đã ra Nghị quyết giai đoạn 2021 - 2025.

Hà Hoàng