Clip: Sơn La: Sản xuất, kinh doanh nông sản sạch
Sản xuất, kinh doanh nông sản sạch an toàn vì sức khỏe cộng đồng
Ngày 26/11, Hội Nông dân tỉnh Sơn La phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, UBND thành phố Sơn La tổ chức lễ phát động chương trình tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng gắn với chuyển đổi số năm 2022.
Lễ phát động là sự kiện nhằm thực hiện Chỉ thị số 08 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 17 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 13 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Chương trình phối hợp số 01/CTPH-CP-HNDVN-HLHPNVN ngày 13/10/2021 giữa Chính phủ - Hội Nông dân Việt Nam - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La về chuyển đổi số tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 –2025, định hướng đến năm 2030.
Phát biểu tại Lễ phát động, ông Lường Trung Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La cho biết: Trong thời gian gian qua, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các ngành tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La và Kế hoạch về Triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 - 2025, đã góp phần cùng các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh tăng cường hiệu lực quản lý, tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm và nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, hai tổ chức Hội Nông Nông dân tỉnh Sơn La và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tích cực phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên, nhân dân hưởng ứng, thực hiện sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp an toàn nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm trước xã hội trong việc sản xuất nông sản, thực phẩm sạch thông qua việc xây dựng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, xây dựng các mô hình Tổ hợp tác, Hợp tác xã, Chi hội nông dân nghề nghiệp sản xuất rau quả, thực phẩm an toàn, xây dựng các mô hình sản xuất rau củ quả sạch, chế biến thực phẩm ứng dụng công nghệ thông minh. Qua đó đã tuyên truyền, vận động thuyết phục hội viên, nông dân thực hiện "nói không với thực phẩm bẩn", "vì môi trường trong sạch, vì sức khỏe cộng đồng", đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông minh trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hóa.
Tích cực chỉ đạo các cấp hội tuyên truyền vận động hội viên hội Hội Nông dân và hội viên Hội Phụ nữ cam kết thực hiện 3 không: "Không sản xuất rau không an toàn; không giết mổ gia súc, gia cầm không an toàn; không kinh doanh phụ gia thực phẩm không có trong danh mục". Kính thưa các đồng chí. Thực phẩm không an toàn đang làm cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và nòi giống. Do vậy, bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở lên cấp bách hơn bao giờ hết. Trong thời gian tới Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ đẩy mạnh phối hợp với các ngành, tập trung tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau.
Sơn La phát triển nông sản sạch gắn với chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp
Phát biểu tại lễ phát động, ông Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết: Đến nay, Sơn La đã trở thành vựa trái cây lớn nhất miền Bắc với tổng diện tích cây ăn quả các loại trên 82.000 ha, sản lượng khoảng 450.000 tấn/năm; có 241 mã số vùng trồng cây ăn quả phục vụ xuất khẩu tương ứng với khoảng 3.900 ha. Một số vùng nông sản của Sơn La nằm trong số những tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng và chất lượng như: Sản lượng quả nhãn trên 100.000 tấn, mận đạt 81.000 tấn (lớn nhất cả nước); xoài khoảng 64.000 tấn (đứng thứ 2 cả nước); Cà phê nhân arabica khoảng 29.000 tấn (đứng thứ 2 cả nước). Tuy nhiên vấn đề an toàn thực phẩm để phát triển một cách bền vững thì gắn với chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.
Triển khai thực hiện có hiệu quả về chuyển đổi số trong nông nghiệp, cần phải tăng cường hỗ trợ xây dựng các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng; ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn. Kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ yếu tố đầu vào trong sản xuất, kinh doanh; liên kết với các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia và quốc tế, bảo đảm người tiêu dùng được tiếp cận và sử dụng lương thực, thực phẩm an toàn, bền vững. Phát huy vai trò của các hợp tác xã, hiệp hội ngành hàng trong liên kết, hỗ trợ sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ thực phẩm an toàn, chất lượng. Ngân hàng Chính sách xã hội và các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh ưu tiêu cung cấp tín dụng cho các hộ sản xuất thực phẩm an toàn, nhất là các hộ nghèo và đối tượng chính sách.
Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Khuyến khích, hỗ trợ hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm ứng dụng công nghệ cao và kết nối chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La đề nghị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng chủ động, tích cực tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp luật về bảo đảm an ninh mạng, an toàn thực phẩm; kịp thời thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm tới hội viên và người dân; tăng cường vai trò, trách nhiệm giám sát, phản biện xã hội trong lĩnh vực an ninh mạng, an toàn thực phẩm và chuyển đổi số một cách có hiệu quả.
Chị Quàng Thị Chiến, Chủ tịch Hội LHPN phường Chiềng An, thành phố Sơn La (Sơn La) chia sẻ: Để góp phần thực hiện hiệu quả việc phát động tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững gắn với chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2022. Trong thời gian tới cán bộ, hội viên Hội LHPN phường Chiềng An quyết tâm thực hiện tốt một số nội dung như: Phối hợp với Hội Nông dân tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ, hội viên hội Nông dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chấp hành nghiêm Luật An toàn thực phẩm; trọng tâm là Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân và Hội LHPN về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng phát triển bền vững giai đoạn 2021-2026.
Phối hợp Tuyên truyền, phổ biến, vận động người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn, nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. và mỗi một cán bộ, hội viên, mỗi người dân hãy là người tiêu dùng thông thái. Hiểu đúng, dùng đúng thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Xây dựng các mô hình sản xuất nông sản sạch gắn chuyển đổi số; quảng bá các sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn trên các mạng xã hội, các sản thương mại điện tử. Phối hợp Tuyên truyền cán bộ, hội viên và nhân dân tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; góp phần giảm thiểu các hành vi vi phạm về quảng cáo thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc do sử dụng sản phẩm thực phẩm không an toàn.
Cũng tại lễ phát động, Hội Nông dân tỉnh, Hội LHPN tỉnh và Hội Nông dân, Hội LHPN các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã ký cam kết thực hiện chương trình tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng gắn với chuyển đổi số năm 2022.