dd/mm/yyyy

Sơn La: Du lịch gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Chiều 19/9, tỉnh Sơn La đã sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị; 1 năm thực hiện đề án phát triển du lịch tỉnh Sơn La...

Clip: Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị; sơ kết 1 năm thực hiện đề án về phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Sơn La: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Sơn La là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch cả về tự nhiên và văn hóa; có vị trí quan trọng nằm ở trung tâm tuyến du lịch quốc gia từ Hà Nội đến các tỉnh Tây Bắc. Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã  chỉ đạo các huyện, thành phố thực hiện tốt việc quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 08 -NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình cụ thể của từng cơ quan, đơn vị.

Chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về mục đích, ý nghĩa của việc phát triển kinh tế, xã hội gắn với phát triển du lịch. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền tới các tổ chức, cá nhân và người dân về lợi ích, quyền lợi, trách nhiệm khi tham gia các hoạt động du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.

Đưa du lịch Sơn La trở thành ngành kinh tế mũi nhọn - Ảnh 1.

Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị; sơ kết 1 năm thực hiện đề án về phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Ảnh: Mùa Xuân.

Qua 5 năm triển khai Nghị quyết 08, tỉnh Sơn La đã triển khai các quy hoạch phát triển du lịch theo hướng tập trung nguồn lực xây dựng các khu vực động lực du lịch. Du lịch Sơn La được nhiều bạn bè, du khách trong nước và quốc tế biết đến với số lượng ngày một tăng. Nhận thức về du lịch của toàn xã hội có những chuyển biến tích cực; vị thế của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế, xã hội đã và đang được hình thành. Tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch đến Sơn La ước đạt 10%/năm.

Nhiều dự án du lịch, khu du lịch có quy mô, chất lượng và phương thức kinh doanh hiện đại, theo tiêu chuẩn quốc tế tại các địa phương hình thành và đi vào hoạt động. Sơn La xây dựng được nhiều điểm đến, sản phẩm du lịch hấp dẫn; cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng; hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư theo hướng đồng bộ, các tuyến giao thông kết nối giữa các khu, điểm du lịch từng bước được cải tạo, nâng cấp; công tác quy hoạch khu du lịch được quan tâm chỉ đạo, đặc biệt là khu du lịch quốc gia Mộc Châu, vùng du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La.

Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch được thực hiện thông qua bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng… Sự tăng trưởng của ngành du lịch đã tác động lan tỏa đến nhiều ngành, lĩnh vực khác; tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân; bảo tồn phát huy giá trị văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Nhìn lại một năm triển khai đề án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La

Qua một năm thực hiện thực hiện Kết luận số 94-KL/TU ngày 23/01/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La về phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và cả hệ thống chính trị tập trung quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương, của tỉnh về phát triển du lịch tới các dân tộc Sơn La, xác định Nhà nước – doanh nghiệp – nhân dân các dân tộc Sơn La đồng hành, chia sẻ chung tay phát triển du lịch nhanh, bền vững.

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc - Ảnh 2.

Ông Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sơn La kết luận tại Hội nghị. Ảnh: Mùa Xuân.

Sản phẩm khu, điểm du lịch, bản du lịch cộng đồng phát triển phong phú cả về bề rộng lẫn chiều sâu; công tác quản lý nhà nước đã có bước đi bài bản hơn, chuyên nghiệp hơn, mang tính chiến lược để định hướng cho du lịch Sơn La phát triển toàn diện hòa nhập với sự phát triển cả nước.

Tỉnh Sơn La đã ban hành được Nghị quyết HĐND tỉnh về quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2022-2026. Các sở, ngành, địa phương đã và đang tập trung lập và xây dựng nhiều đề án về phát triển du lịch, đặc biệt là đề án phát triển khu du lịch quốc gia Mộc Châu đủ điều kiện được công nhận vào năm 2025; đề án định hướng phát triển vùng lòng hồ thủy điện Sơn La trở thành khu du lịch quốc gia.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận tìm giải pháp để cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La. Nhất là việc đầu tư kết cấu hạ tầng, quy hoạch vùng du lịch, vấn đề đất đai, môi trường...

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc

Kết luận tại Hội nghị, ông Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sơn La đề nghị Ban cán sự đảng UBND tỉnh; huyện ủy, thành ủy tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị; Kết luận số 94-KL/TU về phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 

Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của phát triển du lịch trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân; đổi mới tư duy phát triển du lịch, nâng cao ý thức người dân, doanh nghiệp, cộng đồng trong ứng xử lịch sự, văn minh, thân thiện với khách du lịch.

Tiếp tục rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh như cơ chế ưu đãi trong các lĩnh vực đầu tư phát triển sản phẩm du lịch; chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng để thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy quan hệ hợp tác để phát triển du lịch bền vững... theo đúng quy định, phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch; kịp thời cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển du lịch, triển khai đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương và của tỉnh. Xây dựng quy hoạch và tăng cường quản lý thực hiện quy hoạch trong phát triển du lịch của tỉnh, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc - Ảnh 3.

Lãnh đạo huyện Mường La tham gia phát biểu ý kiến thảo luận tại Hội nghị. Ảnh: Mùa Xuân.

"Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu để đủ điều kiện được công nhận vào năm 2025; đưa  vùng lòng hồ thủy điện Sơn La vào quy hoạch hệ thống du lịch quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động du lịch, vận động, kêu gọi sự ủng hộ, tích cực tham gia của các doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển du lịch, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động

Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, khác biệt, chuyên biệt, xây dựng các khu, điểm du lịch, bản du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, sản vật địa phương tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến khám phá, trải nghiệm, thưởng thức. 

Phát triển sản phẩm đặc sản địa phương, làng nghề; kinh tế dịch vụ, du lịch nông thôn trên cơ sở bảo tồn và phát huy văn hóa địa phương; củng cố, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp và quan hệ gắn kết cộng đồng đa dạng tại nông thôn, đấu tranh đẩy lùi hủ tục, văn hóa ngoại lai, không phù hợp. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá về tài nguyên, tiềm năng, lợi thế du lịch Sơn La để phát triển thị trường du lịch trong nước và quốc tế". Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sơn La Lò Minh Hùng nhấn mạnh.

Mùa Xuân