Diễn đàn của người nông dân
Thực hiện Quy định số 429-QĐi/TU ngày 01/7/2022 của Ban Thường vụ tỉnh ủy Sơn La về đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp; người đứng đầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh với nhân dân; Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 26/6/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về tổ chức hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh với nông dân tỉnh Sơn La năm 2024.
Hội nghị với chủ đề: "Hỗ trợ Nông dân Sơn La liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững". Qua hội nghị nhằm tăng cường sự hiểu biết, gắn kết giữa cấp ủy, chính quyền, các sở, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội với nông dân, làm cho nông dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của các cấp chính quyền; khẳng định vai trò, vị thế, quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của nông dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mới bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông dân và cư dân nông thôn văn minh, phát triển toàn diện, để nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế.
Cụ thể hóa Nghị quyết số 46 ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới; Quyết định số: 182 ngày 20/02/2024 của Chính phủ về phê duyệt Đề án "Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 20230 và Nghị quyết số 19 ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ông Nguyễn Huy Anh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La cho biết: Những kết quả đạt được Ngay sau Hội nghị đối thoại năm 2023, các sở, ngành, địa phương đã chủ động, tích cực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được ban hành xuyên suốt từ tỉnh đến địa phương, tạo sự đồng bộ, thống nhất về cơ chế; Phát huy tính đổi mới, sáng tạo trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện theo tinh thần "dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm".
Việc ban hành các cơ chế, chính sách đã giúp tạo điều kiện, nguồn lực, môi trường thuận lợi, khuyến khích đầu tư, hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh, phục hồi và thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Nông nghiệp tiếp tục phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, tiếp tục duy trì tăng trưởng, khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế.
Sản xuất kinh doanh nông nghiệp phát triển mạnh theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, phát huy lợi thế vùng, địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp ngày càng được hoàn thiện; tỉ lệ nông sản qua chế biến tăng dần, thị trường tiêu thụ được mở rộng, xuất khẩu tăng nhanh cả về sản lượng, giá trị và tỉ trọng sản phẩm chất lượng cao.
Trình độ, học vấn của nông dân từng bước được nâng cao; tư duy sản xuất nông nghiệp không ngừng đổi mới, dần thích ứng với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nông dân đã phát huy tốt hơn vai trò là chủ thể, tham gia hợp tác, liên kết, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển kinh tế, khôi phục và phát triển ngành nghề nông thôn, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Giải đáp những thắc mắc của nông dân
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết: Đến nay, rất nhiều chủ trương, chính sách của tỉnh đã được các cấp, các ngành, các địa phương triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nổi bật là: Cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng khai thác tốt tiềm năng, lợi thế từng vùng, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng, từng bước mang lại hiệu quả cao.
Tính đến ngày 30/10/2024 trên địa bàn tỉnh Sơn La đã tiêu thụ và xuất khẩu được 7.358 tấn dâu tây: 81.010 tấn mận: Sản lượng xoài đã thu hoạch và tiêu thụ xong với tổng sản lượng đạt 70.882 tấn; thu hoạch và tiêu thụ xong với tổng sản lượng đạt 77.000 tấn nhãn; sản lượng chuối đã tiêu thụ 53.739 tấn...
Tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn được giữ vững. Diện mạo nông thôn tiếp tục có nhiều đổi mới; kinh tế phát triển theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, xanh hóa. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn; hệ thống chính trị ở nông thôn và Hội Nông dân được củng cố.
Để Hội nghi đạt được kết quả cáo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La đề nghị; Đối với các đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân, đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia đối thoại phát huy tinh thần hết sức thẳng thắn, cởi mở, tập trung thảo luận, trao đổi, nêu ý kiến ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể trên các lĩnh vực, trong đó, tập trung vào các vấn đề phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đang nhận được sự quan tâm của nông dân và toàn xã hội.
Nêu lên những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là trong triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh, trong thực hiện chương trình hỗ trợ nông dân khởi nghiệp...Mạnh dạn hiến kế, tham gia góp ý kiến, đề xuất giải pháp nhằm hỗ trợ nông dân khởi nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, xây dựng nông thôn mới văn minh, bền vững; phát huy vai trò chủ thể của nông dân, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
Đối với các sở, ngành, cơ quan có liên quan khi được cán bộ, hội viên nông dân nêu câu hỏi, kiến nghị, đề xuất: Nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu các ý kiến; trả lời đúng - trúng - thỏa đáng, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề, ngắn gọn, dễ hiểu; không qua loa, né tránh; đảm bảo đúng quy định đối với các ý kiến, kiến nghị.
Ông Lường Văn Mười, Hội viên Nông dân huyện Sông Mã cho biết: Hiện nay gia đình anh đang canh tác hơn 5 ha nhãn. Để đạt được giá trị cao từ cây nhãn, anh Mười đã tiến hành rải vụ thu hoạch quả bằng cách cơ cấu giống nhãn chín sớm T6, kết hợp dùng Kaliclrat xử lý 10% các cây nhãn này cho ra hoa đậu quả cực sớm. Nhờ vậy, ngay từ tháng 4 dương lịch, gia đình anh đã có nhãn xuất ra thị trường, bán giá cao ngất ngưởng tới 30 - 35 nghìn đồng/kg.
Tuy nhiên trong quá trình canh tác, gia đình anh gặp phải những khó khăn nhất định về vốn mở rộng diện tích canh tác, kỹ thuật canh tác, đường giao thông nội đồng ở đến các vùng sản xuất. Qua hội nghị ngày hôm nay, anh Lường Văn Mười mong muốn các cấp sẽ có nhưng cơ chế đặc thù để thúc đẩy phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La.