Thứ Sáu, ngày 10/01/2025 11:11 PM (GMT+7)
Sơn La: Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
2024-12-29 18:04:00
Tỉnh Sơn La đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển sản phẩm OCOP.
Sơn La có lợi thế phát triển sản phẩm OCOP
Chương trình mỗi xã một sản phẩm là một trong những chương trình trọng tâm đang được tỉnh Sơn La triển khai thực hiện nhằm thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và tăng giá trị. Ðây cũng là giải pháp đang được Sơn La gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 theo hướng hiệu quả, thiết thực và bền vững.
Tỉnh Sơn La hiện có hơn 200 sản phẩm nông nghiệp lợi thế có giá trị kinh tế và thương mại cao, có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP là những sản phẩm mang tính đặc hữu vùng miền của Sơn La khá phong phú về chủng loại, bao gồm 5 nhóm chính: Thực phẩm; đồ uống; thảo dược; lưu niệm; dịch vụ, du lịch nông thôn.
Để hiện có hiệu quả Chương trình OCOP trên địa bàn các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Sơn La đẩy mạnh tuyên truyền về Chương trình OCOP gắn với thực hiện xây dựng nông thôn mới. Từ đó, khuyến khích các chủ thể mạnh dạn đầu tư sản xuất, phát triển các sản phẩm lợi thế của địa phương. Đồng thời, nghiên cứu, hoàn chỉnh cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành vùng sản xuất hàng hóa chủ lực, tạo vùng nguyên liệu bền vững cho chế biến sản phẩm, tạo điều kiện để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.
Sản phẩm cà phê rang xay của Công ty cổ phần chế biến cà phê Sơn La, bản Thống Nhất, xã Mường Bon, được xây dựng là sản phẩm OCOP đạt 3 sao. Ông Nguyễn Như Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc nhà máy, thông tin: Công ty đang được huyện hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn, tham gia chương trình OCOP, xây dựng, hoàn thiện hồ sơ sản phẩm.
Đồng thời, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về quản trị, marketing cán bộ quản lý, điều hành của nhà máy; quảng bá, xúc tiến thương mại; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong sản xuất, kết nối thị trường, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Đây là cơ hội để sản phẩm cà phê rang xay của doanh nghiệp được chứng nhận nhãn hiệu sản phẩm OCOP; đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý, thúc đẩy áp dụng các giải pháp về bảo hộ, khai thác hiệu quả giá trị sản phẩm OCOP, đáp ứng thị trường trong nước, xuất khẩu.
Từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP bền vững
Ông Sùng A Dế, Phó Chánh Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh Sơn La thông tin: Từ năm 2023, tỉnh Sơn La triển khai Bộ tiêu chí Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025. Bộ tiêu chí mới điều chỉnh, bổ sung một số nội dung. Việc đánh giá, phân hạng sản phẩm được thực hiện từ cấp xã, thay là từ cấp huyện như trước đây. Bên cạnh đó, UBND cấp huyện sẽ công nhận các sản phẩm OCOP đạt 3 sao thay vì cấp tỉnh như trước, giúp các địa phương chủ động lựa chọn sản phẩm tiêu biểu, tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho các chủ thể.
Để phát triển, cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, tỉnh Sơn La đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, xây dựng mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX sản xuất sản phẩm OCOP. Thực hiện đăng ký truy xuất nguồn gốc sản phẩm OCOP trên hệ thống truy xuất nguồn gốc của tỉnh.
Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia chương trình ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến hiện đại trong sản xuất, bảo quản, chế biến đối với sản phẩm OCOP, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm OCOP.
Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức và cử các chủ thể tham gia các Hội chợ, Hội nghị xúc tiến thương mại do tỉnh Sơn La và các tỉnh thành khác tổ chức. Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm sau xếp hạng.
Đến nay, tỉnh Sơn La có trên 150 sản phẩm OCOP. Mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh Sơn La phấn đấu mỗi xã, phường có ít nhất một sản phẩm OCOP. Phấn đấu đến năm 2030, toàn tỉnh có ít nhất 50% sản phẩm OCOP 3 sao giai đoạn 2021-2025, được nâng hạng lên 4 sao; có ít nhất 10 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 5 sao cấp quốc gia và có từ 40-50 sản phẩm OCOP của tỉnh xuất khẩu ra nước ngoài.
Việc ứng dụng khoa học công nghệ là một trong những yếu tố then chốt giúp các sản phẩm nâng cao về chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường.
Hát Lót chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới
Để đạt tiêu chí thu nhập, xã Hát Lót (Mai Sơn, Sơn La) đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển kinh tế. Vì vậy, thu nhập hiện nay của người dân không những được cải thiện, nâng cao mà còn giúp địa phương hoàn thành các tiêu chí, đưa địa phương về đích xã nông thôn mới nâng cao theo đúng lộ trình đề ra.
Cây na sầu riêng "bén rễ" nơi vựa nhãn vùng biên giới Lóng Phiêng
"Phát triển mô hình kinh tế không chỉ làm giàu cho bản thân mình mà còn phải làm giàu cho mọi người…" – đó là lời chia sẻ của anh Trần Như Kiên, bản Pha Cúng, xã Lóng Phiêng (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La), khi mang giống na sầu riêng về trồng.
Con đường mới về bản Mông vùng cao Sơn La sau hàng chục năm chờ đợi
Nhắc đến bản Pú Chứn, xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, trong ký ức của nhiều người chỉ nhớ đến một bản 5 không "Không đường, không điện, không nước, không sóng điện thoại". Thế nhưng bây giờ, cuộc sống bà con nơi núi ngàn mây gió heo hút đã đổi thay từng ngày nhờ các chương trình, dự án của Đảng, Nhà nước hỗ trợ.
Điểm sáng nông nghiệp vùng biên Sông Mã
Ngành nông nghiệp huyện vùng biên Sông Mã, tỉnh Sơn La đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, nổi bật nhất là bà con nhân dân trên địa bàn huyện đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng giá trị cao, an toàn, hình thành vùng sản xuất tập trung, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.