Clip: Đẩy mạnh phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tại vùng cao Sơn La
Sơn La triển khai phổ cập giáo dục bền vững
Những năm qua, tỉnh Sơn La đã triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vị về lĩnh vực giáo dục - đào tạo (GD-ĐT), về công tác phổ cập giáo dục (PCGD), xóa mù chữ, hằng năm, Ban Chỉ đạo các huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn được kiện toàn, hoạt động hiệu quả. Các cấp, các ngành, đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, vận động học sinh, học viên ra lớp, quan tâm giúp đỡ về kinh tế, động viên về tinh thần, phối hợp quản lý, duy trì sĩ số học sinh, học viên ra lớp, tham gia dạy trực tiếp các lớp xóa mù chữ.
Ngành GD-ĐT đã đổi mới công tác quản lý, phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục và đảm bảo an toàn cho học sinh; triển khai thực hiện việc dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Thực hiện tốt các cuộc vận động "Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn"; phong trào "Tình nguyện dạy phụ đạo miễn phí cho học sinh yếu kém", "Tất cả vì học sinh thân yêu"; "Cán bộ, nhà giáo, đoàn viên công đoàn ngành giáo dục chung tay giúp đỡ học sinh khó khăn, không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau"; triển khai hiệu quả Chương trình "Sóng và máy tính cho em".
Sốp Cộp là huyện vùng cao biên giới, có 08 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 6 xã đặc biệt khó khăn. Toàn huyện có 11.505 hộ, tỷ lệ hộ nghèo 37,78%, hộ cận nghèo chiêm 14,33% (chuẩn nghèo đa chiều 2021-2025); dân số 53.100 người với 06 dân tộc anh em cùng sinh sống, dân tộc thiểu số chiếm trên 90% tinh đen hết năm 2022). Với đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 90%, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, công tác xã hội hóa giáo dục gặp nhiều khó khăn.
Trao đổi với phóng viên, ông Đoàn Văn Kham, Phó Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La cho biết: Để thực hiện có hiệu quả công tác phổ cập trẻ 5 tuổi và nâng mức đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học, giáo dục THCS, xóa mù chữ huyện Sốp cộp đã ban hành các văn bản về giáo dục giai đoạn năm 2021-2025, tập chung cao cho công tác phổ cập, xóa mù chữ. Việc mở các lớp xóa mù chữ thực hiện linh hoạt theo từng địa bàn, tạo điều kiện tối đa để học viên ra lớp. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Huy động nguồn ngân sách địa phương và sự ủng hộ của các đơn vị thiện nguyện, sự đóng góp của nhân dân, từng bước xóa phòng học tạm; mua sắm bổ sung trang thiết bị đáp ứng nhu cầu thiết yếu của việc dạy và học. Đội ngũ phụ trách công tác phổ cập, xóa mù chữ cơ bản được giữ ổn định theo địa bàn, thuận tiện cho việc năm bắt đối tượng và quản lý số liệu, đặc biệt là những biến động để cập nhật kịp thời trong phiêu điêu tra hộ gia đình và trong số Liệu tổng hợp. Năm 2022, huyện Sốp Cộp đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non; chuẩn PCGD Tiểu học mức 3; chuẩn PCGD THCS mức 2; chuẩn xóa mù chữ mức 2.
Sơn La đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
Trao đổi với phóng viên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La cho biết: Đối với phổ cập giáo dục THCS, đến tháng 8/2022, toàn tỉnh có 12/12 huyện, thành phố đạt chuẩn mức độ 2; Sơn La đủ điều kiện đề nghị công nhận đạt chuẩn mức độ 2. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; tỷ lệ học sinh từ 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS đạt 90,7%; tỷ lệ giáo viên THCS đạt chuẩn trình độ đào tạo đạt 100%, trong đó hơn 83% đạt trên chuẩn.
Các phòng học mới bậc THCS xây dựng theo tiêu chuẩn quy định, an toàn; đủ bàn ghế phù hợp với học sinh; các lớp học đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè; có điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi.
Đến nay, đã có các huyện, thành phố đạt tiêu chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; tỉnh đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; tỷ lệ người 15-25 tuổi biết chữ mức độ 2 đạt 97,8%; tỷ lệ người từ 15-35 tuổi biết chữ mức độ 2 đạt gần 97%; tỷ lệ người từ 15-60 tuổi biết chữ mức độ 2 đạt gần 95%. Các đơn vị cấp xã, huyện đều đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác xóa mù chữ; các lớp xóa mù chữ được sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các cơ sở giáo dục phổ thông, các trung tâm học tập cộng đồng để thực hiện dạy học xóa mù chữ.
Với mục tiêu duy trì và nâng cao chất lượng PCGD, xóa mù chữ ở 204/204 xã, phường, thị trấn; nâng tỷ lệ các xã, phường đạt chuẩn PCGD tiểu học, THCS mức độ 3, ngành GD-ĐT tiếp tục đẩy mạnh phối hợp liên ngành và với cấp ủy, chính quyền các huyện, thành phố thực hiện xã hội hoá giáo dục nâng cao chất lượng PCGD, xóa mù chữ.
Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn trên chuẩn. Tiếp tục có các giải pháp nâng cao chất lượng dạy, học và giáo dục theo mục tiêu của từng cấp học và chương trình đổi mới giáo dục phổ thông.
Năm học 2022 – 2023 cũng là năm học đánh dấu một mốc son trong công tác PCGD, XMC, Tỉnh Sơn La đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; công nhận tỉnh Sơn La đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 2 thời điểm tháng 12/2021, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 thời điểm tháng 8/2022, đạt chuẩn Xóa mù chữ mức độ 2 thời điểm tháng 12/2022 theo Quyết định số 4201/QĐ-BGDĐT ngày 13/12/2022 của Bộ GD&ĐT.