Thứ Sáu, ngày 10/01/2025 04:35 PM (GMT+7)

Phát triển kinh tế nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn ở huyện vùng cao Sông Mã

2025-01-04 19:10:38

Huyện Sông Mã (Sơn La) tập trung phát huy lợi thế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao trình độ thâm canh, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với đẩy mạnh xây dựng Nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Nông dân nâng cao tù đẩy mạnh phát triển nông nghiệp

Khi nhắc đến huyện Sông Mã (Sơn La), người ta sẽ nghĩ nay đến vùng đất của cây ăn quả. Cũng nhờ phát triển cây ăn quả, người dân tại đây có cuộc sống ấm no hơn. Để nâng cao chất lượng cây trồng, huyện Sông Mã đầu tư nghiên cứu và phát triển các giống cây ăn quả mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng khu vực trên địa bàn.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả; đưa vào trồng, lai ghép một số giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: Xoài ghép, nhãn ghép, xoài Đài Loan và một số cây có múi... để thay thế những diện tích cây ăn quả kém năng suất. Đồng thời, tập trung triển khai ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Phát triển kinh tế nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn  - Ảnh 1.

Ông Đào Ngọc Bằng, bản Hải Sơn, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã (Sơn La) có thu nhập ổn định từ trồng nhãn. Ảnh: Văn Ngọc

Với gia đình ông Đào Ngọc Bằng, bản Hải Sơn, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã (Sơn La) canh tác mỗi 1 ha nhãn, mỗi năm cho thu từ 12-15 tấn quả với giá bán trung bình từ 20.000-25.000 đồng/kg, trừ tất cả chi phi gia đình ông thu về gần 200 triệu đồng/ha mỗi năm.

Để có được thành quả này, ông Bằng cho biết đã trải qua quá trình nghiên cứu, chuyển đổi, trăn trở tìm hướng đi đúng cho kinh tế gia đình, thoát khỏi đói nghèo, làm giàu bền vững. Ông tâm sự: Gia đình ông "đi kinh tế mới", lập nghiệp tại vùng đất Sông Mã này từ những năm 1960. Ông nhận thấy chất đất này nếu chỉ trồng hoa màu sẽ rất vất vả mà hiệu quả kinh tế không cao, cho nên, ông quyết định chuyển đổi sang trồng nhãn. Với giống nhãn nhãn Miền Thiết cho quả ngọt, trái sai, vỏ mỏng, cùi dày, chỉ sau 3 năm, ông đã có thể thu hoạch và thu lời liên tiếp trong nhiều năm tiếp theo.

Khi được hỏi về "bí quyết" làm giàu từ cây nhãn, ông Bằng đáp: chẳng có bí quyết gì nhiều, chỉ cần biết chăm chỉ, cần cù, chịu khó chăm bón, học hỏi tiến bộ khoa học kỹ thuật và biết "lấy công làm lãi" thì sẽ thành công. Chính lớp trầm tích hai bên bờ sông Mã, đất pha cát có độ mùn cao, khí hậu nóng ẩm lại rất phù hợp cho cây nhãn phát triển có vị ngọt đậm đà, thanh khiết. Ban đầu, cây nhãn được trồng chủ yếu ở các bản ven hai bên bờ sông Mã thuộc xã Nà Nghịu, Chiềng Sơ, Chiềng Khoong, nơi có đông người dân Hưng Yên sinh sống.

"Nhờ chăm sóc tốt, thực hiện đúng kỹ thuật, vườn nhãn hơn 4 ha của gia đình ông cho năng xuất cao, mẫu mã đẹp, được thương lái thu mua tận vườn. Trừ tất cả chi phí, gia đình ông Bằng thú lái hơn 500 triệu đồng/năm", ông Bằng nói.

Phát triển kinh tế nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn  - Ảnh 2.

Mỗi năm gia đình ông Đào Ngọc Bằng thu từ 12-15 tấn quả với giá bán trung bình từ 20.000-25.000đ. Ảnh: Văn Ngọc

Ngoài phát triển cây ăn qua, huyện Sông Mã còn đẩy mạnh phát triển chăn nuôi chăn nuôi theo hướng tăng quy mô đàn và điều chỉnh phương thức chăn nuôi từ nhỏ lẻ phân tán sang chăn nuôi tập trung quy mô gia trại, trang trại, mang lại hiệu quả kinh tế.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Sông Mã có 164.420 con gia súc và gần 97.000 con gia cầm. Địa phương này đã triển khai các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, tham gia các dự án phát triển mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn, chất lượng; khuyến khích liên kết với các doanh nghiệp ổn định đầu ra cho sản phẩm. Tăng cường quản lý về lĩnh vực chăn nuôi, thú y, cung cấp các loại vắc xin phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, khuyến khích nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn theo chuỗi liên kết.

Đến nay, có 78% số hộ chăn nuôi đại gia súc có chuồng trại kiên cố, bán kiên cố; 139 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình gia trại, trung bình thu nhập từ 150 triệu -700 triệu đồng/năm. Có 2 HTX chăn nuôi bò áp dụng kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi, điều kiện vệ sinh môi trường chăn nuôi cơ bản được đảm bảo, có hệ thống xử lý chất thải bể biogas. Sông Mã đã vận động xây dựng 141 công trình xử lý chất thải chăn nuôi bằng bể biogas.

Phát triển kinh tế nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn  - Ảnh 3.

Nông dân huyện Sông Mã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập. Ảnh: Văn Ngọc

Sông Mã phát triển nông nghiệp bền vững

Ông Nguyễn Tiến Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Mã (Sơn La) thông tin: Là một trong những huyện của tỉnh Sơn La có điều kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp, những năm qua, Sông Mã tập trung phát triển cây ăn quả, phát triển chăn nuôi. Đến nay kinh tế nông, lâm nghiệp của huyện tiếp tục tăng trưởng ổn định, an ninh lương thực được đảm bảo, sản lượng lương thực có hạt đạt 73.763 tấn. Giá trị sản lượng sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 66 triệu đồng/ha.

Sản xuất nông nghiệp có sự chuyển biến tích cực theo hướng tập trung ứng dụng công nghệ cao, xây dựng thương hiệu sản phẩm, chuỗi cung ứng tiêu thụ sản phẩm an toàn, phát triển vùng nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến nông sản gắn với đẩy mạnh việc sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản.

Phát triển kinh tế nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn  - Ảnh 4.

Với những bước đi quyết liệt, hiệu quả, huyện Sông Mã đang dần khẳng định vị trí điểm sáng trong bản đồ nông nghiệp của tỉnh Sơn La. Ảnh: Văn Ngọc

Huyện duy trì chăm sóc gần 11.000 ha cây ăn quả, sản lượng đạt gần 50.000 tấn. Tăng cường quản lý 50 mã số vùng trồng nhãn; xuất khẩu 680 tấn nhãn sang thị trường các nước Mỹ, Trung Quốc, Úc, New Zealand. Phối hợp với các đơn vị triển khai mô hình mới như: Lê tai nung VH6, nuôi gà đen H'Mông, trồng thâm canh cây chôm chôm theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với hệ thống tưới ẩm và liên kết tiêu thụ sản phẩm, trồng và ghép mới cải tạo nhãn Ánh vàng, phục tráng giống lúa I1.

Duy trì chăn nuôi trên 1,4 triệu con gia súc, gia cầm…Duy trì 4 xã Chiềng Khương, Chiềng Sơ, Mường Lầm, Mường Sai đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân đạt 14,2 tiêu chí/xã. Dự kiến xã Mường Hung đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2024.

Phát triển kinh tế nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn  - Ảnh 5.

Vùng cây ăn quả của huyện Sông Mã. Ảnh: Văn Ngọc

Thời gian tới, huyện Sông Mã tiếp tục tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Cải tạo, thâm canh diện tích cây ăn quả gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho người dân.

Hình thành và phát triển các vùng chăn nuôi có lợi thế cạnh tranh mang tính đặc sản của địa phương. Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Khai thác hiệu quả diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản. Chủ động ứng phó với thiên tai, điều kiện bất lợi của thời tiết. Củng cố và phát triển làng nghề lĩnh vực nông nghiệp gắn với tiềm năng lợi thế của huyện. Thành lập mới 2 HTX hoạt động lĩnh vực nông nghiệp.

Nông dân khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh

Nông dân khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh

Sáng 31/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới.

Sơn La: Đẩy mạnh chế biến, tiêu thụ nông sản

Sơn La: Đẩy mạnh chế biến, tiêu thụ nông sản

Sơn La tiếp tục phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, ứng dụng công nghệ cao, khuyển khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đảm bảo ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh chế biến, tiêu thụ nông sản...

Chi hội Nông dân nghề nghiệp bản Tát Ướt: Đẩy mạnh thâm canh, cải tạo vườn cây ăn quả

Chi hội Nông dân nghề nghiệp bản Tát Ướt: Đẩy mạnh thâm canh, cải tạo vườn cây ăn quả

Hội Nông dân tỉnh Sơn La tổ chức Lễ ra mắt Chi hội Nông dân nghề nghiệp "5 tự" và "5 cùng" bản Tát Ướt, xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu (Sơn La).

Mường La huy động sức dân để xây dựng nông thôn mới

Mường La huy động sức dân để xây dựng nông thôn mới

"Huy động được các nguồn vốn, phát huy được khối đại đoàn kết toàn dân đó là giải pháp hữu hiệu nhất để hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới,…", đó là khẳng định của đồng chí Vũ Đức Thuận, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Mường La (Sơn La).