dd/mm/yyyy

Ở đây có đàn bò hàng chục nghìn con, doanh nghiệp lại hỗ trợ tiêu thụ thịt bò cho người dân

Nghị quyết chuyên đề số 07-NQ/HU, đặt mục tiêu đưa tổng đàn gia súc của huyện đạt trên 65.000 con, trong đó đàn bò trên 33.800 con; bò xuất chuồng 4.500 con tương đương với 288 tỷ đồng, thu nhập từ chăn nuôi bò hàng hóa chiếm trên 38% tổng thu nhập về nông nghiệp của huyện.
Ở đây có đàn bò hàng chục nghìn con, doanh nghiệp lại hỗ trợ tiêu thụ thịt bò cho người dân - Ảnh 1.

Doanh nghiệp hỗ trợ tiêu thụ bò thịt cho người dân thôn Chúng Pả A, huyện Mèo Vạc

Nghị quyết chuyên đề phát triển đàn bò hàng hóa

Nhằm phát triển đàn bò hàng hóa, khai thác và sử dụng hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc, nâng cao thu nhập cho người dân góp phần đẩy mạnh công cuộc xóa đói, giảm nghèo, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã ban hành Nghị quyết Chuyên đề số 07- NQ/HU về chuyển đổi một phần diện tích đất trồng ngô sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò hàng hóa. Mục tiêu của Nghị quyết nhằm phấn đấu đưa huyện Mèo Vạc trở thành huyện phát triển chăn nuôi gia súc hàng hóa lớn nhất của tỉnh Hà Giang.

Nghị quyết chuyên đề số 07-NQ/HU, đặt mục tiêu đưa tổng đàn gia súc của huyện đạt trên 65.000 con, trong đó đàn bò trên 33.800 con; bò xuất chuồng 4.500 con tương đương với 288 tỷ đồng, thu nhập từ chăn nuôi bò hàng hóa chiếm trên 38% tổng thu nhập về nông nghiệp của huyện.

Để đạt được mục tiêu, huyện Mèo Vạc thực hiện chủ trương khuyến khích nhân dân chuyển đổi một phần diện tích trồng ngô sang trồng cỏ. Theo kế hoạch, diện tích cỏ của toàn huyện đạt 5.500 ha; trong đó thực hiện chuyển đổi 250 ha đất trồng ngô sang trồng cỏ. Xây dựng vùng chuyên canh trồng cỏ gắn với chăn nuôi bò hàng hóa, thành lập HTX, trang trại chăn nuôi; hình thành mạng lưới liên kết chăn nuôi giữa các vùng. Đưa thu nhập từ ngành chăn nuôi chiếm 51,36% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp toàn huyện. Nghị quyết chuyên đề số 07-NQ/HU là chủ trương thiết thực, hướng đi đúng mở ra con đường cho nhân dân xóa đói giảm nghèo.

Đảng bộ huyện Mèo Vạc đã chỉ rõ những mục tiêu mà huyện cần đạt được cũng như lộ trình và giải pháp thực hiện. Ngoài ra, Thường trực Huyện ủy đã chỉ đạo các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành, Tổ công tác phụ trách xã thường xuyên đôn đốc kiểm tra, chỉ đạo Đảng ủy, UBND các xã thị trấn cụ thể hóa Nghị quyết thành kế hoạch thực hiện thật cụ thể, MTTQ và các đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đến từng hộ dân....

Xác định việc triển khai nghị quyết mang tính đột phá, vì vậy vai trò lãnh chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc thực hiện là quan trọng hàng đầu. Song song với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nhằm tạo được sự đồng thuận, thống nhất trong nhân dân, các xã đã thực hiện tốt việc lồng ghép thực hiện Nghị quyết vào các dự án như 135, 30a; chương trình nông nghiệp trọng tâm và các chương trình dự án khác. Từ đó mở ra cơ hội thoát nghèo, thu hút thu hút được sự đồng thuận của người dân.

Hỗ trợ hộ chăn nuôi

Quá trình thực hiện Nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi một phần diện tích trồng ngô xấu sang trồng cỏ chăn nuôi đàn bò hàng hóa trên địa bàn huyện được tiếp thêm điều kiện thuận lợi đó là việc Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh Hà Giang về ban hành chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang, trong đó có hỗ trợ người dân vay vốn phát triển sản xuất chăn nuôi trâu, bò hàng hóa. Cụ thể, đối với hộ chăn nuôi trâu, bò:

- Hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay cho các hộ gia đình mua giống trâu bò, quy mô từ 03 con trở lên. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa là 20 triệu đồng/con, thời gian hỗ trợ 36 tháng.

- Hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay cho các tổ chức, cá nhân xây dựng chuồng trại gắn với xử lý chất thải theo tiêu chuẩn. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất là 3,5 triệu đồng/m2 chuồng trại, thời gian hỗ trợ 36 tháng.

- Hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay cho các tổ chức, cá nhân đầu tư nhà máy chế biến thực phẩm từ sản phẩm gia súc, gia cầm. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa là 10.000 triệu đồng/dự án, thời gian hỗ trợ 60 tháng.

Nghị quyết số 07-NQ/HU được ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi bò hàng hóa và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết chuyển đổi đất trồng ngô sang trồng cỏ là định hướng đúng đắn, giúp người dân mở rộng diện tích cây thức ăn cho gia súc, giải quyết nguồn thức ăn thô xanh trong việc chăn nuôi trâu, bò hàng hóa và mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng phát triển gia trại, trang trại. Hiệu quả kinh tế từ các hộ đã cho thu nhập tăng lên từ 15-50 triệu đồng mỗi năm.

Bên cạnh đó, huyện Mèo Vạc tiếp tục thực hiện chủ trương cho nhân dân vay vốn được hỗ trợ lãi suất nhằm phát triển đàn bò giống. Phấn đấu 100 % số hộ có ít nhất một con bò sinh sản trở lên; chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp chưa sử dụng, đất trồng ngô năng suất thấp sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi; đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cỏ, tận thu và chế biến các sản phẩm phụ từ nông nghiệp nhằm đảm bảo cung cấp đủ thức ăn cho đàn gia súc nhất là vào mùa đông. Trên cơ sở đó, huyện Mèo Vạc đã đẩy mạnh công tác tuyên truyển, nâng cao nhận thức cho mọi người dân trong định hướng về chăn nuôi bò hàng hóa. Được sự đồng tình hưởng ứng của mọi tầng lớp nhân dân, tổng đàn bò của huyện tăng bình quân 5,3 %/năm; tổng diện tích trồng cỏ đến nay đạt trên 3.500 ha.

Đồng thời, huyện Mèo Vạc phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang triển khai mô hình “Vỗ béo bò thịt và xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học” tại thị trấn Mèo Vạc đã mang lại hiệu quả thiết thực giúp người phát triển kinh tế – xã hội, tăng thu nhập từ chăn nuôi gia súc.

Mô hình được thực hiện tại 10 hộ dân thuộc hai thôn Chúng Pả A và Chúng Pả B, thị trấn Mèo Vạc với quy mô 60 con con bò thịt vỗ béo. Trong quá trình thực hiện mô hình các hộ được hỗ trợ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ chế phẩm sinh học xử lý chất thải chăn nuôi, tổ chức chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa người chăn nuôi và doanh nghiệp để tiêu thụ 100% sản phẩm của mô hình. Kết quả cho thấy mỗi con bò được áp dụng quy trình vỗ béo sau ba tháng trừ các chi phí thu được gần 2.500.000đ/con, đối với những con không áp dụng quy trình vỗ béo sau khi trừ chi phí chỉ thu được gần 1.800.000đ/con.

Qua đó, đã mang lại hiệu quả thiết thực giúp người dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Nuôi theo phương pháp truyền thống thì phải mất 6 đến 7 tháng mới vỗ béo được bò, nhưng khi được vỗ béo theo quy trình mới này thì chỉ mất ba tháng đã có thể xuất chuồng, đặc biệt là được bao tiêu sản phẩm nên chúng tôi rất yên tâm về đầu ra. Cùng với đó, việc giữ gìn vệ sinh môi trường cũng rất hiệu quả, đó thực sự là mô hình rất triển vọng phù hợp nhân rộng. Hiện nay đã kết thúc dự án nhưng chúng tôi vẫn duy trì mô hình để phát triển kinh tế bền vững”.

Việc sử dụng chế phẩm sinh học xử lý chất thải chăn nuôi là giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng xấu đến môi trường chăn nuôi, tiết kiệm chi phí, giảm công lao động, tạo nguồn phân hữu cơ bón cho cây trồng, kiểm soát, xử lý chất thải, giữ vững được an toàn sinh học; góp phần xây dựng thị trấn Mèo Vạc sạch, đẹp. Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến nay đã có 15 hộ tham gia mô hình và thời gian tới thị trấn sẽ tiếp tục nhân rộng trên khắp 12 thôn, tổ dân phố. Qua một thời gian triển khai mô hình đã giúp các hộ dân chăn nuôi áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, chăn nuôi thâm canh, bán thân canh, tăng khối lượng và chất lượng sản phẩm thịt, nâng cao hiệu quả kinh tế. Từ đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và bảo vệ môi trường, thúc đẩy phong trào chăn nuôi bò thịt, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, có thể nhân rộng mô hình ra đại trà.

Phát huy những thành quả đạt được, huyện Mèo Vạc tiếp tục thực hiện chương trình phát triển đàn bò hàng hóa. Phấn đấu đến năm 2025 tổng đàn trâu bò của toàn huyện đạt 45.700 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 2.300 – 2.500 con bò thịt; thu nhập từ chăn nuôi gia súc chiếm 55 % tổng giá trị của ngành nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó huyện đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trồng cỏ gắn với chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa, mở rộng qui mô chợ bò nhằm ổn định đầu ra cho nhân dân. Phấn đấu đến cuối năm 2025 toàn huyện có 5.400 ha cỏ phục vụ chăn nuôi, chuyển dần diện tích trồng cỏ voi năng suất thấp sang trồng cỏ VA 06 có năng suất và chất lượng cao. Đẩy mạnh công tác tập huấn nhằm chuyển giao các tiến bộ KHKT trong chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc.

Theo TC Công Thương