Nông thôn Tây Bắc: Phát huy vai trò "hạt nhân" của người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số
17/07/2025 15:21 GMT +7
Người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và bảo tồn văn hóa bản địa.
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh tặng quà Tết người có uy tín tại Sa Pa
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, người có uy tín trong cộng đồng
- Bát Xát: Cung cấp thông tin, tuyên dương người có uy tín trong cộng đồng
Phát huy vai trò người có uy tín
Sơn La là tỉnh vùng núi phía Tây Bắc với đa số dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số đang ngày càng phát huy vai trò quan trọng, không chỉ là cầu nối đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến gần dân, mà còn là "trọng tài" đắc lực trong việc hóa giải mâu thuẫn, giữ vững bình yên tại các bản làng.
Theo thông tin từ Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sơn La, tính đến năm 2025, toàn tỉnh có tổng số 2.189 người có uy tín được lựa chọn và công nhận theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đây là đội ngũ nòng cốt được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách hỗ trợ kịp thời.

Trong năm 2025, từ cấp tỉnh đến cấp xã đã tích cực triển khai các hoạt động thăm hỏi, động viên người có uy tín gặp khó khăn do thiên tai, ốm đau; thăm viếng, chia buồn khi người có uy tín và thân nhân qua đời. Đặc biệt, công tác cung cấp thông tin cho người có uy tín được chú trọng, đảm bảo đầy đủ, kịp thời và đúng chế độ.
Cụ thể, cấp tỉnh đã tổ chức 02 Hội nghị cung cấp thông tin cho 141 người có uy tín, đồng thời tổ chức 02 đoàn (mỗi đoàn 40 người) đi học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh miền Trung Tây Nguyên.
"Trọng tài" hóa giải mâu thuẫn trong bản làng

Người có uy tín không chỉ là nhân tố tích cực trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở mà còn là trung tâm của việc gắn kết, giải quyết mâu thuẫn. Điều này được thể hiện rõ nét qua vai trò của họ trong các tổ hòa giải cơ sở.
Đến nay, toàn tỉnh Sơn La có 2.251 tổ hòa giải cơ sở, với tổng số 4.427 hòa giải viên. Đáng chú ý, 100% các tổ hòa giải đều có người có uy tín tham gia. Trong năm 2024, các tổ hòa giải đã tiếp nhận 1.866 vụ việc và hòa giải thành công 1.607 vụ việc, đạt tỷ lệ lên tới 86%. Các vụ mâu thuẫn chủ yếu liên quan đến đất đai, quan niệm sống, hoặc lối sống trong gia đình.
Mỗi vụ việc được hòa giải, giải quyết kịp thời tại cơ sở đã góp phần tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức, tiền bạc của chính các bên tranh chấp, cũng như của các cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan tư pháp.
Với kinh nghiệm phong phú, hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán và đời sống thực tế của bà con, những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Sơn La đã có những đóng góp tích cực, hiệu quả trong việc tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới cộng đồng dân cư. Nhờ đó, ý thức tự giác tuân thủ và chấp hành pháp luật của nhân dân ngày càng được nâng cao, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Tags:
Nông thôn Tây Bắc: Màu xanh no ấm của đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La
Thực hiện chủ trương về trồng cây ăn quả trên đất dốc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Đời sống của đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La ngày càng được nâng cao
Từ những chính sách hỗ trợ, sự quan tâm kịp thời của Đảng và Nhà nước, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sơn La ngày càng nâng cao.
Ông Nguyễn Hữu Đông, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương dự Ngày hội đoàn kết toàn dân tộc Sơn La
Chiều nay 17/11, ông Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La đã dự Ngày hội đại đoàn kết bản Cang Mường, xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
Các dân tộc Sơn La chung tay xây dựng tỉnh Sơn La phát triển
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh sơn la lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 16-17/11/2024 với chủ đề: "Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo; phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập, chung tay xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững".