TT cao su ngày 30/5: Nguồn cung giảm trong khi nhu cầu từ các nhà máy tăng đã hỗ trợ giá
Hợp đồng cao su giao kỳ hạn tháng 11/2024 trên sàn giao dịch Osaka (OSE) mở cửa tăng 9,6 JPY, tương đương 2,83% chốt ở 349,4 JPY (2,22 USD)/kg. Đầu phiên giao dịch, hợp đồng này có lúc đã lên mức 353,4 349,4 JPY.
Hợp đồng cao su giao kỳ hạn tháng 9/2024 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 410 CNY, tương đương 2,68% chốt ở 15.685 CNY (2.163,72 USD)/tấn. Đầu phiên giao dịch, hợp đồng này có lúc đạt mức 15.830 CNY/tấn.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 7/2024 trên sàn SICOM Singapore chốt ở 181 US cent/kg, tăng 0,4%.
Đồng Yên tăng lên từ mức thấp nhất 4 tuần so với đồng USD. Đồng Yên hồi phục khiến các tài sản định giá bằng đồng tiền này trở nên đắt đỏ hơn với các khách hàng nước ngoài.
Giá cao su tấm hun khói (RSS3) xuất khẩu tiêu chuẩn của Thái Lan RUB-RSS3C-BKK và cao su khối (STR20) RUB-STR20C-BKK tiếp tục tăng, trong bối cảnh nguồn cung thấp còn nhu cầu từ các nhà máy lại tăng cao.
Giá dầu giảm gần 1% do lo lắng về nhu cầu xăng của Mỹ và số liệu kinh tế yếu có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn. Lãi suất cao để giải quyết tình trạng lạm phát kéo dài có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu dầu mỏ.
Các nhà đầu tư đang chú ý đến việc chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ trong tháng 4 sẽ được công bố vào 31/5. Cao su tự nhiên thường chịu sự điều chỉnh của giá dầu khi cạnh tranh thị phần với cao su tổng hợp được sản xuất từ dầu thô.
Tại các công ty cao su trong nước, hiện giá thu mua mủ cao su nguyên liệu duy trì quanh mức 283 - 312 đồng/TSC. Trong đó, Công ty Cao su Phú Riềng giữ giá thu mua ở mức 285 - 305 đồng/TSC, ổn định so với cuối tháng trước.
Công ty Cao su Bình Long giữ giá thu mua ở mức 285-295 đồng/TSC. Công ty Cao su Bà Rịa giữ giá thu mua ở mức 283 - 293 đồng/TSC. Công ty Cao su Phước Hòa giữ giá thu mua ở mức 310 - 312 đồng/TSC.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 5 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cao su ước đạt 842 triệu USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2023, sản lượng cao su xuất khẩu ước đạt 560.000 tấn, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su ước đạt 480 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023.
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất (chiếm 80%), tiếp đến là Ấn Độ. Trong quý II/2024, nhờ sự phục hồi của ngành ô tô và lốp xe toàn cầu, các dự báo cho thấy ngành cao su của Việt Nam tiếp tục gặp thuận lợi. Khả năng xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm nay có thể đạt 3,3-3,5 tỷ USD.
Bên cạnh đó, ngành cao su đang tích cực phát triển theo hướng bền vững, gia tăng diện tích được cấp chứng nhận quản lý rừng bền vững để nắm lợi thế cung cấp vật liệu, sản phẩm cho các nhà sản xuất tại thị trường châu Âu, Mỹ…
Cao su là nguyên liệu công nghiệp đặc thù hiện chưa có nguồn nguyên liệu nào có thể thay thế được. Hiện có 3 nước trồng cao su tốt nhất là: Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển ngành cao su trong thời gian tới.
Báo cáo mới nhất của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu trong tháng 3/2024 đạt 751.000 tấn, giảm 4,5% so với tháng 2/2024, nhưng tăng 3,4% so với tháng 3/2023. Trong khi tiêu thụ cao su tự nhiên dự kiến đạt 1,29 triệu tấn, giảm 8% so với tháng 2/2024, nhưng tăng 2,9% so với tháng 3/2023.
Nắm bắt lợi thế giá cao su tăng cao, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cao su Việt Nam cũng đã nhanh chóng vạch ra chiến lược mới để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cao su. Đồng thời, đi kèm với nhiều chiến lược đa dạng hoá sản phẩm cũng như áp dụng công nghệ để nâng cao lợi thế cạnh tranh của cao su Việt.