Sau nhiều năm trăn trở, nghiên cứu, khi đã ở tuổi nghỉ hưu ông Phạm Thanh Sao (xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) mới quyết định bắt tay vào trồng cây dược liệu, mở ra hướng phát triển kinh tế và thoát nghèo cho nhiều bà con trong vùng.
Mô hình nuôi cá chình thương phẩm của anh Huỳnh Văn Mẫn (46 tuổi) ở thôn An Định, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, giúp anh Mẫn nâng cao thu nhập cho gia đình. Đây cũng là mô hình điểm đang được xã Hòa Bắc nhân rộng, tạo cơ hội thoát nghèo bền vững, giúp người dân nâng cao thu nhập.
Phòng An ninh Kinh tế (Công an tỉnh Lai Châu) vừa tổ chức khánh thành và bàn giao 4 ngôi nhà tình nghĩa cho hộ nghèo theo chương trình “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Hơn 30.000 hộ nghèo vượt qua ngưỡng nghèo và tạo việc làm cho trên 21.000 lao động nhờ các chính sách tín dụng ưu đãi ở Hà Nam. Có được điều này là nhờ hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách đã tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh tỉnh. Đây thực sự là "cú hích" giúp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, với cam kết không để ai bị bỏ lại phía sau.
Anh Nguyễn Thành Chung (người dân tộc Mường ở huyện miền núi Thanh Sơn, Phú Thọ) chuyển đổi nuôi lợn thương phẩm đã thoát nghèo, đang vươn lên phát triển kinh tế trang trại, làm giàu trên vùng đất khó. Mô hình nuôi lợn của anh Chung là một trong các mô hình sản xuất hiệu quả ở miền núi Phú Thọ, tăng thu nhập, giảm nghèo...
UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Qua đó, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội đối với công tác giảm nghèo bền vững...
Những năm qua từ thực hiện hiệu quả chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đã góp phần thay đổi diện mạo đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn.
Dải đất cát ven biển ở xã Thạch Văn, TP Hà Tĩnh được biết đến nghèo dinh dưỡng, bạc màu. Nhờ sự chuyển mình trong tư duy sản xuất, người dân đã cải tạo, lựa chọn cây trồng phù hợp, biến vùng đất “chết” thành cánh đồng rau, củ xanh mướt, mang lại thu nhập tốt, dân "bỏ nghèo theo giàu".
Hòa Thân 3 tuổi mất mẹ, phải sống với mẹ kế cay nghiệt, gia cảnh chẳng mấy khá giả... Đến tuổi trưởng thành, dự thi công danh nhưng không đỗ đạt. Thế nhưng, kể từ khi gặp Càn Long, cuộc đời của Hoà Thân đã rẽ sang hướng khác...
Tại Hà Nam, hoạt động trợ giúp pháp lý đã trở thành cầu nối quan trọng, giúp người dân tiếp cận thông tin pháp luật, hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Với sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách của Nhà nước, các hoạt động truyền thông sôi nổi tại cơ sở, trợ giúp pháp lý đang mang lại những thay đổi tích cực, xóa bỏ rào cản về nghèo thông tin.
Huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị đã hoàn thành xây dựng mới, sửa chữa 868 nhà trong chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát và đang triển khai cho gần 1.000 nhà còn lại.