Là món ăn dân dã quen thuộc trong bữa cơm của người dân Việt, sung muối được xem như “cứu tinh” khi ăn kèm với những món dễ gây ngán. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được tác dụng của quả sung đối với sức khỏe.
Tác dụng của sung muối đối với sức khoẻ
Tốt cho máu, tim mạch
Những người thường xuyên ăn sung có khả năng hạn chế tình trạng cao huyết áp, giúp ổn định hàm lượng mỡ trong máu. Sung giúp bổ sung cholesterol có lợi và chất béo trung tính cho cơ thể, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của tim mạch.
Cân bằng lượng đường trong máu
Sung có khả năng làm giảm nhu cầu insulin của cơ thể và nước uống từ sung có chỉ số đường huyết thấp hơn so với các loại nước khác. Nhờ vậy sung tác dụng tích cực đến lưu lượng đường trong máu.
Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
Sung cung cấp nhiều chất xơ và đóng vai trò như một loại prebiotic - nguồn thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Vì vậy từ lâu sung được xem như một phương pháp chữa các bệnh liên quan tới đường tiêu hoá.
Cải thiện làn da
Các thành phần dinh dưỡng từ quả sung giúp chống oxy hóa hiệu quả, hạn chế phân hủy collagen và sự xuất hiện của các nếp nhăn trên khuôn mặt.
Những người không nên ăn sung muối
Cũng như nhiều loại thực phẩm khác, nếu ăn đúng cách và điều độ sẽ phát huy hết những công dụng của sung muối đối với sức khoẻ. Ngược lại, nếu ăn quá nhiều sung muối thì lại có hại cho sức khoẻ. Một số người sau đây nên hạn chế hoặc không nên ăn loại thực phẩm này:
- Người đầy bụng, khó tiêu: nếu bụng của bạn đang không tốt thì tốt nhất không nên ăn sung muối bởi nếu tiêu thụ loại thực phẩm này có thể làm gia tăng triệu chứng đầy bụng, khó tiêu gây ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hoá.
- Người có vấn đề về gan: hạt của quả sung có thể gây hại gan và đường ruột làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Người đang bổ sung canxi: sung muối gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, dẫn đến nguy cơ loãng xương, xuất huyết võng mạc, trực tràng, thiếu máu.
- Bệnh thận: ăn quá nhiều sung muối có thể gây bệnh sỏi thận và ảnh hưởng không tốt tới những người đang bị bệnh thận.
Một số cách muối sung và bảo quản sung muối
Cách muối sung
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 0,5kg sung nếp tươi
- 1 muỗng canh giấm trắng
- 1 muỗng canh đường cát trắng
- 2 trái ớt sừng (tùy vào khả năng ăn cay)
- 2 củ tỏi
- Muối.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế sung và các nguyên liệu khác
- Sung: Sau khi mua về hoặc hái từ trên cây xuống, rửa sơ qua với nước để loại bỏ bụi bẩn và ngâm sung trong nước muối loãng cùng chút giấm trắng trong khoảng 15 - 20 phút. Sau đó, dùng dao cắt sung thành những lát mỏng vừa ăn.
Tiếp tục ngâm phần sung đã cắt mỏng trong nước muối pha loãng, có thêm chút nước cốt chanh trong khoảng 3 - 4 tiếng cho sung ra bớt nhựa, chát. Sau khi ngâm xong, vớt ra rửa lại nhiều lần với nước sạch rồi để ráo.
- Tỏi: Lột sạch vỏ. 1 củ băm nhỏ. 1 củ cắt lát mỏng.
- Ớt sừng: Rửa sạch, loại bỏ phần hạt và cắt thành lát mỏng.
Bước 2: Muối sung
- Đổ 2 muỗng canh nước lọc, 1/2 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng canh giấm trắng, 1 muỗng canh đường vào nồi và đun sôi hỗn hợp này. Tắt bếp và để cho nguội hoàn toàn hỗn hợp. (Bạn nên thử lại hỗn hợp và gia giảm gia gia vị cho phù hợp với khẩu vị của gia đình)
- Cho phần sung đã sơ chế xong vào, thêm tỏi băm, tỏi cắt lát, ớt lát vào và trộn đều.
- Cho toàn bộ hỗn hợp vào hũ thủy tinh để ủ. Bạn có thể dùng một chiếc chén để giữ sung không nổi lên mà chìm trong nước ngâm, để thấm đều gia vị. Ngâm đến khi sung chuyển sang màu vàng nhạt là có thể ăn được.
Cách bảo quản sung muối
- Hũ thủy tinh muối sung phải được rửa sach, tráng qua nước sôi và để ráo hoàn toàn trước khi được sử dụng
- Dùng một chiếc bát nhỏ đè lên trên bề mặt sung muối giúp sung được ngâm trong hỗn hợp giấm đường, ngấm đều gia vị và không bị thâm
- Khi sung đã ngâm đến độ vừa ăn hãy quản hũ muối sung trong tủ lạnh để hạn chế sung bị chua quá nhanh.
Như vậy với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết được những tác dụng của sung muối đối với sức khoẻ rồi phải không?