Củ sen là một món ăn bài thuốc được áp dụng nhiều tại các quốc gia trên thế giới. Tất cả các bộ phận của cây sen đều có thể ăn được và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong đó, củ sen được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau và làm gia vị cho món ăn.
Theo quan điểm y học Trung Quốc, củ sen là một biện pháp tốt nhất để thanh lọc chất độc trong cơ thể. Đầu năm mới, người Trung Quốc cũng thường ăn món canh thịt heo hầm củ sen và rong biển biểu thị sự hòa hợp gia đình.
Ở vùng Iwakuni của Nhật Bản, người ta thường xuyên mở các lớp dạy nấu ăn từ củ sen cho phụ nữ. Củ sen được người Nhật xem như một vật may mắn, họ cho rằng thông qua các lỗ rỗng của nó, chúng ta có thể tìm thấy ánh sáng và triển vọng tương lai. Món sushi thập cẩm có các lát củ sen là món ăn truyền thống cho bữa tiệc ngày đầu năm.
Ảnh minh họa
Người Hàn Quốc xem củ sen như một biểu tượng của sự sinh sản, phát triển nên củ sen thường xuyên có mặt trong các bữa ăn. Ngoài món kim chi củ sen nổi tiếng, củ sen khô dùng làm trà uống tốt cho đường hô hấp, giúp lọc máu, dễ ngủ. Người Hàn ngâm củ sen uống giống như một loại nhân sâm của đất trời để tăng cường sức khỏe cơ thể.
Đối với người Ấn Độ củ sen là một món ăn thiêng liêng vì nó tựu lại 3 yếu tố đất, nước và không khí.
Với phong cách ẩm thực thiên về tươi sống để giữ cho vitamin không bị giảm đi trong quá trình nấu, người phương Tây thường chế biến củ sen thành các món ăn tươi như: salad củ sen, sandwich củ sen, nước ép củ sen.
Theo Y học cổ truyền, củ sen có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ Phế, bổ Tỳ, cầm máu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng củ sen sở hữu hàm lượng dinh dưỡng cao, mang đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe người sử dụng.
Các chất dinh dưỡng trong củ sen bao gồm: Protein, carbohydrate, chất xơ, các vitamin nhóm B, vitamin C, canxi, các nguyên tố vi lượng quan trọng như sắt, đồng, magie, mangan, kẽm, kali, phốt pho, natri... Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy trong củ sen còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, các polysaccharide và polyphenol.
5 công dụng tuyệt vời của củ sen với sức khỏe
Đăng tải trên Báo SKĐS, bác sĩ Tuyết Mai cho rằng, củ sen có thể đem lại những giá trị như sau:
Ảnh minh họa
Củ sen giúp bổ gan
Củ sen có chứa tannin, một chất làm se có tác dụng bảo vệ gan. Nghiên cứu cho thấy chất tannin có trong củ sen cải thiện các bệnh về gan như bệnh phì đại gan và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Củ sen giúp chống ôxy hóa
Để phòng ngừa các bệnh chết người như ung thư, bạn cần phải trang bị một lượng lớn các chất chống ôxy hóa từ chế độ dinh dưỡng để chống lại những tổn thương do các gốc tự do gây ra. Các nghiên cứu cho thấy ăn củ sen có thể giúp bồi đắp lượng dự trữ các chất chống ôxy hóa trong cơ thể.
Củ sen giúp hạ sốt
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng củ sen có tác dụng hạ sốt tương tự như thuốc hạ sốt. Trong các bài thuốc đông y của Trung Quốc thường dùng củ sen để giảm nhiệt cơ thể vì nó có tính mát. Bạn có thể chế biến một bát canh đơn giản từ củ sen và cho người bệnh uống để hạ sốt.
Củ sen giúp ngăn ngừa viêm nhiễm
Viêm nhiễm trong cơ thể có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau bao gồm đau cơ, đau khớp hoặc phát ban. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng loại củ này rất dồi dào hoạt chất chống viêm và ăn hàng ngày có thể điều trị dứt điểm mọi viêm nhiễm trong cơ thể bạn.
Củ sen giúp hạ đường huyết
Các thử nghiệm lâm sàng cho rằng chiết xuất ethanol từ củ sen có thể giảm lượng đường huyết trong máu và cải thiện dung nạp glucose. Do vậy, củ sen là một trong những loại thực phẩm rất thân thiện với các bệnh nhân tiểu đường.
3 đại kỵ khi ăn củ sen, nhất định bạn cần biết
Ảnh minh họa
Không nên nấu củ sen trong chảo
Trong củ sen có chứa nhiều chất sắt, rất tốt cho máu của chúng ta. Nhưng tốt hơn hết không nên dùng chảo khi ninh củ sen vì sẽ làm củ sen bị thâm đen.
Nên dùng nồi bằng sứ hoặc inox để ninh củ sen. Không chỉ củ sen mà các loại thực phẩm khác có hàm lượng sắt cao cũng không nên nấu trong nồi sắt là có lý do.
Không nên ăn củ sen với đậu nành
Đậu nành rất giàu chất dinh dưỡng, ngoài hàm lượng lớn protein còn rất giàu chất sắt, vì vậy đậu nành không được ăn cùng với củ sen, vì củ sen chứa nhiều xenlulo. Xenlulo sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt của cơ thể con người.
Không nên ăn củ sen với gan động vật
Củ sen có chứa xenlulo, axit aldonic trong chất xơ có thể tạo thành hỗn hợp với các nguyên tố vi lượng như sắt, đồng, kẽm trong gan động vật, làm cơ thể người giảm hấp thu các nguyên tố này.
Vì vậy, nếu muốn nấu canh củ sen, tốt hơn là nên nấu với sườn hoặc thịt thái mỏng, không nấu với nội tạng. Món canh nội tạng và củ sen tuy có vị ngon nhưng dinh dưỡng lại ít hơn nhiều.
Ai không nên ăn củ sen
Thực tế, 70% củ sen là tinh bột nên người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều. Hạn chế với những người mắc bệnh đại tràng hay dạ dày
Những người tỳ vị hư nhược, lạnh bụng và người bị tiêu chảy nếu ăn củ sen sống sẽ làm nặng thêm các triệu chứng, khó tiêu hóa. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng được khuyến cáo không nên ăn.
Lưu ý: Củ sen sống dưới bùn lầy nên rất dễ nhiễm các loại ký sinh trùng, đặc biệt là trùng lát gừng. Vì vậy, cần chế biến kĩ củ sen trước khi ăn để tránh nhiễm các loại ký sinh trùng.