dd/mm/yyyy

Là nước nông nghiệp, Việt Nam phải chi gần 700 triệu USD để nhập mặt hàng này là điều đáng buồn

5 tháng đầu năm 2024 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt trên 2,12 triệu tấn, trị giá trên 681,9 triệu USD, giá trung bình đạt 321,4 USD/tấn.

Nhập khẩu phân bón 5 tháng đầu năm 2024 tăng cao 

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2024 cả nước nhập khẩu 531.849 tấn phân bón, tương đương 176,64 triệu USD, giá trung bình 332,1 USD/tấn, tăng 7,4% về lượng, tăng 8,3% kim ngạch và tăng 0,8% về giá so với tháng 4/2024. So với tháng 5/2023 tăng mạnh 37,5% về lượng, tăng 43,8% kim ngạch và tăng 4,6% về giá.

Trong tháng 5/2024 nhập khẩu phân bón từ thị trường chủ đạo Trung Quốc giảm 3,4% về lượng, nhưng tăng 0,2% kim ngạch và tăng 3,7% về giá so với tháng 4/2024, đạt 186.366 tấn, tương đương 63,24 triệu USD, giá 339,3 USD/tấn; So với tháng 5/2023 tăng 21,6% về lượng, tăng 45,3% kim ngạch và tăng 19,5% về giá. Nhập khẩu từ thị trường Nga tháng 5/2024 giảm 7,7% về lượng nhưng tăng 14,8% kim ngạch và tăng 24,4% về giá so với tháng 4/2024, đạt 93.667 tấn, tương đương trên 36,59 triệu USD, giá 390,6 USD/tấn; so với tháng 5/2023 thì tăng mạnh 161,6% về lượng, tăng 108,2% kim ngạch nhưng giảm 20,4% về giá.

Là nước nông nghiệp, Việt Nam phải chi gần 700 triệu USD để nhập mặt hàng này là điều đáng buồn- Ảnh 1.

Nhìn chung, trong 5 tháng đầu năm 2024 nhập khẩu phân bón từ đa số các thị trường tăng so với 5 tháng đầu năm 2023.

Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2024 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt trên 2,12 triệu tấn, trị giá trên 681,9 triệu USD, giá trung bình đạt 321,4 USD/tấn, tăng 64,6% về khối lượng, tăng 48,8% về kim ngạch nhưng giảm 9,7% về giá so với 5 tháng đầu năm 2023. 

Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 39,8% trong tổng lượng và chiếm 33,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước, đạt 845.258 tấn, tương đương 230,45 triệu USD, giá trung bình 272,6 USD/tấn, tăng 33,7% về lượng, tăng 10% về kim ngạch nhưng giảm 17,7% về giá so với 5 tháng đầu năm 2023.

Tiếp đến thị trường Nga đứng thứ 2, chiếm 15,8% trong tổng lượng và chiếm 22,3% trong tổng kim ngạch, với 335.581 tấn, tương đương 152,28 triệu USD, giá trung bình 453,8 USD/tấn, tăng 453,6% về lượng, tăng 371,7% về kim ngạch nhưng giảm 14,8% về giá so với 5 tháng đầu năm 2023.

Nhập khẩu phân bón từ thị trường Lào đạt 141.887 tấn, tương đương 37,61 triệu USD, tăng 66,6% về lượng, tăng 11,7% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm trên 6,7% trong tổng lượng và chiếm 5,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Nhìn chung, trong 5 tháng đầu năm 2024 nhập khẩu phân bón từ đa số các thị trường tăng so với 5 tháng đầu năm 2023.

Các chuyên gia cho rằng, là nước nông nghiệp, Việt Nam phải chi gần 700 triệu USD để nhập mặt hàng này là điều đáng buồn. Việt Nam đang cố gắng tiến tới đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu phân bón cho thị trường trong nước, hạn chế nnập khẩu.

Là nước nông nghiệp, Việt Nam phải chi gần 700 triệu USD để nhập mặt hàng này là điều đáng buồn- Ảnh 2.

Nhập khẩu phân bón 5 tháng đầu năm 2024 (Tính toán từ số liệu công bố của TCHQ)

Được biết, ghi nhận hôm nay (16/6) cho thấy, giá phân bón lặng sóng tại khu vực Đông Nam Bộ - Tây Nguyên.

Cụ thể, phân kali bột Cà Mau, Phú Mỹ tiếp tục đi ngang, có cùng mức giá từ 600.000 - 620.000 đồng/bao. Bên cạnh đó, phân lân vẫn được các đại lý bán ra với giá bán thấp nhất, rơi vào khoảng 270.000 - 290.000 đồng/bao.

Tại khu vực miền Bắc, thị trường phân bón không ghi nhận điều chỉnh mới. Chi tiết như sau, phân NPK 16 - 16 - 8 +TE Việt Nhật vẫn được niêm yết với giá bán khoảng 870.000 - 890.000 đồng/bao. Song song đó, phân NPK 16 - 16 - 8 Việt Nhật, Phú Mỹ có mức giá lần lượt là 800.000 - 830.000 đồng/bao và 810.000 - 830.000 đồng/bao. 



 

P.V