Nâng cao giá trị sản phẩm từ triển khai Chương trình OCOP
khai thác những tiềm năng lợi thế sẵn có, thời gian qua tỉnh Sơn La đã chú trọng phát triển sản phẩm thuộc Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP). Qua đó, giúp người sản xuất có điều kiện nâng cao thu nhập, phát triển đời sống và nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Ông Lê Huy Phong, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La thông tin: Qua hơn 5 năm thực hiện, có gần 40 ý tưởng sản phẩm của các chủ thể đăng ký tham gia chương trình OCOP. Huyện đã lựa chọn các sản phẩm trên nền tảng các ý tưởng đó để hoàn thiện hồ sơ gửi tham gia đánh giá phân hạng cấp tỉnh.
Để thực hiện có hiệu quả Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), huyện Yên Châu đã Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các xã để kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. Tập trung cao, ưu tiên mọi nguồn lực xã hội hóa để thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" một cách bền vững. Hỗ trợ, tư vấn thường xuyên về Chương trình OCOP cho các doanh nghiệp, HTX, hộ đăng ký kinh doanh. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP.
Đến hết tháng 1 năm 2024 số lượng sản phẩm OCOP toàn tỉnh Sơn La được đánh giá phân hạng và cấp Giấy chứng nhận ước thực hiện là 41 sản phẩm của 28 hợp tác xã, 08 công ty, doanh nghiệp, 05 hộ sản xuất kinh doanh đã được Hội đồng đánh giá, phân hạng chấm đạt từ 50 điểm trở lên, bao gồm: 04 sản phẩm đạt hạng 4 sao được UBND tỉnh Sơn La cấp chứng nhận tại Quyết định số 139 ngày 24/01/2024; 37 sản phẩm đạt hạng 3 sao, được UBND các huyện, thành phố cấp chứng nhận luỹ tiến sản phẩm OCOP của tỉnh Sơn La lên tổng số 151 sản phẩm trong đó sản phẩm đạt hạng 5 sao là 01 sản phẩm; sản phẩm đạt hạng 4 sao là 55 sản phẩm, sản phẩm đạt hạng 3 sao là 95 sản phẩm.
Giải pháp triển khai có hiệu quả Chương trình OCOP
Trao đổi với phóng viên, ông ông Sùng A Dế - Phó chánh văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh Sơn La cho biết: Để triển khai có hiệu quả Chương trình OCOP, tỉnh Sơn La tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình (OCOP) năm 2024 của tỉnh Sơn La bám sát các nội dung tại Quyết định số 919 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1593 về việc phê duyệt Đề án "Phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Sơn La giai đoạn 2022- 2025, định hướng đến năm 2030"; theo đó Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực Chương trình) tiếp tục phối hợp với các Sở, ban ngành có liên quan.
Đối với Ban Điều hành cấp huyện, đưa Chương trình OCOP vào nghị quyết, chương trình hành động của cấp ủy, chính quyền để chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện. Tổ chức triển khai chương trình, chu trình OCOP một cách đồng bộ, chú trọng vai trò của cấp xã trong việc định hướng, xây dựng kế hoạch OCOP của địa phương và hỗ trợ chủ thể, người dân tham gia chương trình, phát triển sản phẩm OCOP.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức thường xuyên, liên tục thông qua các phương tiện thông tin, đại chúng từ tỉnh đến cấp xã, thôn, bản; gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng NTM. Tập trung nâng cao nhận thức cho các tổ chức kinh tế khu vực nông thôn, các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị phân phối, người tiêu dùng thông qua các hội nghị triển khai chương trình OCOP; đa dạng hóa các hình thức truyền thông, qua các cổng thông tin điện tử (website), mạng xã hội, bản tin, chuyên đề, các hình ảnh, khẩu hiệu cụ thể;
Hoàn thiện Bộ máy vận hành OCOP ở các cấp từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn theo hướng: tiếp tục kế thừa, kiện toàn trên cơ sở bộ máy đã được xây dựng giai đoạn 2021-2025; đảm bảo đồng bộ, thống nhất về vị trí, chức năng, nhiệm vụ; đảm bảo chuyên trách, chuyên nghiệp; điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ triển khai chương trình OCOP để phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, gắn với Chương trình MTQG xây dựng NTM.
Tổ chức các lớp đào tạo tập huấn cho các tổ chức, cá nhân tham gia chương trình OCOP. Tổ chức đoàn công tác đi học tập trao đổi kinh nghiệm tại các đơn vị tiêu 7 biểu trong công tác triển khai chương trình OCOP. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, xây dựng mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX sản xuất sản phẩm OCOP. Thực hiện đăng ký truy xuất nguồn gốc sản phẩm OCOP trên hệ thống truy xuất nguồn gốc của tỉnh.
Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia chương trình ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến hiện đại trong sản xuất, bảo quản, chế biến đối với sản phẩm OCOP, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm OCOP, như: Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP), tiêu chuẩn quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh (SSOP), tiêu chuẩn hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm giới hạn (HACCP), quy trình quản lý chất lượng (ISO).
Thúc đẩy các giải pháp về bảo hộ sở hữu trí tuệ, thương hiệu cộng đồng (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận), khai thác hiệu quả các giá trị tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm OCOP, đặc biệt là các sản phẩm OCOP 4 sao, 5 sao. Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức và cử các chủ thể tham gia các Hội chợ, Hội nghị xúc tiến thương mại do tỉnh Sơn La và các tỉnh thành khác tổ chức.
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tập trung đẩy mạnh hỗ trợ các chủ thể sản xuất OCOP tỉnh Sơn La tham gia các sàn Thương mại điện tử uy tín như Lazada.vn, Shopee.vn, Sendo.vn, tiki.vn; Voso.vn, Posmart..., Phối hợp với Bưu điện tỉnh, Viettel Sơn La, các địa phương... trong việc quản lý số lượng, chất lượng sản phẩm OCOP trên các Sàn thương mại điện tử.
Hàng năm xây dựng kế hoạch, kiểm tra, giám sát việc vận hành và duy trì các Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh thường xuyên định kỳ 2 lần/năm hoặc đột xuất. Về quản lý chất lượng sản phẩm sau xếp hạng. Các địa phương rà soát, đăng ký các sản phẩm tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm OCOP tỉnh Sơn La phục vụ công tác quản lý nhà nước và kết nối cung cầu các sản phẩm OCOP.
Các huyện, thành phố đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát đối với sản phẩm OCOP đã được đánh giá và công nhận; báo cáo các sản phẩm OCOP không 8 còn sản xuất, không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm so với quy định để trình cấp có thẩm quyền xem xét. Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng logo OCOP đối với các sản phẩm OCOP đã được đánh giá, công nhận đạt từ 3 sao trở lên: trong đó đặc biệt chú ý đối với các sản phẩm đã hết thời hạn (36 tháng) mà không tham gia đánh giá lại, hoặc có sự thay đổi về mức đạt sao sau khi đánh giá, công nhận lại sản phẩm.
Rà soát, định hướng phát triển các sản phẩm không chạy theo số lượng mà phát triển sản phẩm theo chất lượng. Tập trung nguồn lực phát triển các sản phẩm đã có, hoàn thiện các điều kiện để nâng hạng các sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao, từ 4 sao lên 5 sao nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu mỗi xã, phường có ít nhất một sản phẩm OCOP. Trong năn 2024, tỉnh Sơn La phấn đấu nâng tổng số sản phẩm OCOP trên 200 sản phẩm.