Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) bổ sung các quy định về tổ chức chính quyền địa phương. Trong đó, chính quyền địa phương cấp tỉnh cơ bản giữ như hiện hành, chỉ tăng số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh phù hợp với việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thủy, để đáp ứng yêu cầu bố trí, sắp xếp cán bộ, đặc biệt cán bộ đang công tác ở cấp huyện để làm việc ở cơ quan mới, khai thác tối đa nguồn nhân lực hiện có, Bộ Chính trị có chỉ đạo thực hiện việc chỉ định, bổ nhiệm với người giữ chức vụ lãnh đạo UBND, HĐND tại các đơn vị thực hiện sắp xếp.
HĐND tỉnh Long An khóa X đã họp thống nhất thông qua 8 nghị quyết, trong đó có nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính Long An và Tây Ninh.
Với 100% đại biểu tham gia tán thánh, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Hà Nội với 126 xã, phường sau sắp xếp.
Thường trực HĐND Long An tổ chức hội nghị tham vấn việc sắp xếp đơn vị hành chính của tỉnh. Vấn đề quan tâm là lựa chọn trung tâm chính trị - hành chính mới, bảo đảm dư địa phát triển trong tương lai.
Kỳ họp HĐND tỉnh Thái Bình khóa XVII để giải quyết công việc phát sinh đột xuất thông qua 14 nghị quyết, trong đó thông qua chủ trương sắp xếp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình.
Việc sáp nhập Quảng Nam và Đà Nẵng lại thành một là bước đi mang tính lịch sử, tái cấu trúc không gian quản lý, tạo những động năng mới, tiềm năng mới, đưa chính quyền địa phương sát dân, gần dân hơn, đáp ứng cao hơn yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Ngày 25/4, Hội đồng nhân dân tỉnh (HĐND) Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang đã họp, thống nhất thông qua Dự thảo Nghị quyết về việc tán thành chủ trương sắp xếp, hợp nhất đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang để thành lập tỉnh Bắc Ninh mới.
"Sài Gòn không chỉ là tên gọi, mà còn là ký ức và bản sắc của TP.HCM" , bà Nguyễn Thị Lệ nhấn mạnh tại kỳ họp thứ 22 khi ủng hộ việc đặt tên phường mới là Sài Gòn.