dd/mm/yyyy

Công ty cổ phần mía đường Sơn La liên kết sản xuất cùng với nông dân

Công ty cổ phần mía đường Sơn La liên kết phát triển vùng nguyên liệu, ký kết thu mua, hỗ trợ nông dân huyện Yên Châu (Sơn La) yên tâm sản xuất, nâng cao thu nhập.

Clip: Công ty cổ phần Mía đường Sơn La liên kết phát triển vùng nguyên liệu giúp nông dân có thu nhập ổn định.

Công ty cổ phần mía đường Sơn La giúp nông dân có thu nhập ổn định

Vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần mía đường Sơn La tại Yên Châu (Sơn La) có tại 11 xã trong huyện. Trong đó có các vùng có diện tích tập trung, có truyền thống trồng mía lâu năm như: Chiềng Đông, Chiềng Sàng, Yên Sơn và một số vùng. Cây mía mới phát triển được vài năm gần đây như Tú Nang, Chiềng Hặc, Mường Lựm. Việc phát triển cây mía tại huyện Yên Châu được chính quyền địa phương các cấp trong huyện ủng hộ và người trồng mía đồng thuận nên kết quả phát triển vùng nguyên liệu trong huyện khá nhanh và hiệu quả. Đem lại thu nhập ổn định cho người nông dân.

Gia đình ông Hoàng Văn Đanh, dân tộc Thái, ở bản Hượn (xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La). Hơn 6 năm nay, gia đình ông Đanh gắn bó với cây mía và có thu nhập ổn định từ trồng mía bán cho Công ty cổ phần mía đường Sơn La. Ông Đanh chia sẻ: Năm 2015, nghe theo lời vận động của cán bộ xã và Công ty cổ phần mía đường Sơn La, gia đình ông đã bỏ ngô để trồng mía. Thu nhập của gia đình ông cũng nhờ đó mà ngày càng ổn định hơn.

Công ty cổ phần mía đường Sơn La liên kết sản xuất cùng với nông dân- Ảnh 1.

Gia đình ông Hoàng Văn Đanh, dân tộc Thái, ở bản Hượn (xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) có thu nhập ổn định từ trồng mía. Ảnh: Văn Ngọc

Cũng theo ông Đanh, khi chuyển đổi từ đất trồng ngô sang trồng mía, gia đình ông chỉ phải bỏ công trồng và chăm sóc. Từ giống, kỹ thuật đến vật tư phân bón, thuốc trừ sâu đều được Công ty cổ phần mía đường Sơn La cho ứng trước. Đến vụ thu hoạch mía, người dân mới phải trả tiền đầu tư cho Công ty cổ phần mía đường Sơn La.

Theo tìm hiểu được biết, những năm qua, Công ty cổ phần mía đường Sơn La luôn chú trọng việc ổn định và phát triển vùng nguyên liệu. Để phát triển bền vững vùng nguyên liệu mía, Công ty cổ phần mía đường Sơn La đã ban hành nhiều chính sách, trong đó có chính sách cung ứng giống, vật tư, phân bón cho người dân theo hình thức trả sau. Chính sách này đã góp phần giảm bớt khó khăn về chi phí đầu tư trồng, chăm sóc mía của người dân.

Công ty cổ phần mía đường Sơn La liên kết sản xuất cùng với nông dân- Ảnh 2.

Nông dân huyện Yên Châu (Sơn La) bước vào vụ thu hoạch mía. Ảnh: Văn Ngọc

Công ty cổ phần mía đường Sơn La liên kết sản xuất cùng với nông dân- Ảnh 3.

Màu xanh của nương mía được phụ kháp các sườn đồi. Ảnh: Văn Ngọc

Công ty cổ phần mía đường Sơn La, góp phần phát triển kinh tế địa phương

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Ngọc Hiếu, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Sơn La cho biết: Công ty xây dựng chuỗi liên kết tại vùng nguyên liệu theo hình thức. Công ty đầu tư tiền làm đất, giống, phân bón, thuốc BVTV …Người trồng mía có đất sản xuất và nhân công. Ngoài việc đầu tư và xây dựng đội ngũ nhân viên quản lý gắn chặt với bà con tại các địa bàn. Công ty còn thường xuyên tổ chức các đợt hội thảo, tập huấn kỹ thuật cho bà con trồng mía. Cụ thể tại Yên Châu: Tháng 9 đã tổ chức hội thảo cho 790 người; tháng 12 đã tập huấn phổ biến chính sách và kỹ thuật bón phân cho 850 người.

Công ty cổ phần mía đường Sơn La liên kết sản xuất cùng với nông dân- Ảnh 4.

Nông dân Yên Châu (Sơn La) thu hoạch mía chuyển về nhà máy. Ảnh: Văn Ngọc

Để có nguồn nguyên liệu đáp ứng được số lượng/chất lượng cho chế biến. Công ty đã xác định huyện Yên Châu là địa bàn vùng nguyên liệu trọng điểm của Công ty. Niên vụ 2024-2025, Công ty có phương hướng phát triển vùng nguyên liệu như; tập trung xây dựng vùng trồng mía có quy mô từ 4.200- 4.500 ha tại huyện Yên Châu. (trong đó ổn định và phát triển tại các xã đã hình thành được tập quán trồng mía và phát triển đến các vùng chưa trồng mía để bà con làm quen với việc trồng mía).

Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài trên cơ sở đảm bảo lợi ích hài hòa của Công ty và người trồng mía. Tăng cường khuyến nông, bám sát đồng ruộng, tư vấn kỹ thuật chăm sóc cho bà con, nghiên cứu đầu tư giống mía, vật tư và biện pháp canh tác phù hợp. Chú trọng công tác phối hợp chặt chẽ với xã bản trồng mía, tiếp thu ý kiến của nông dân, xây dựng lịch thu hoạch- vận chuyển công bằng, hợp lý. Phát hiện và xóa bỏ mọi biểu hiện tiêu cực trong thu hoạch vận chuyển và trong công tác nguyên liệu.

Công ty cổ phần mía đường Sơn La liên kết sản xuất cùng với nông dân- Ảnh 5.

Mía nguyên liệu được tập kết tại nhà máy của Công ty cổ phần Mía đường Sơn La. Ảnh: Văn Ngọc

Cũng theo Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Sơn La, xác định Yên Châu là vùng nguyên liệu mía trọng điểm của Công ty. Công ty mong muốn được huyện huyện Yên Châu tiếp tục hỗ trợ và ủng hộ Công ty trong công tác đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu mía tại địa phương. Hỗ trợ trong công tác vận động tuyên truyền các hộ dân thực hiện nghiêm túc Hợp đồng đã ký giữa hai bên trọng tâm là công tác quản lý sản phẩm.

"Về phía Công ty cam kết tiêu thụ 100% sản phẩm mía do bà con sản xuất trong khung thời vụ hợp lý. Nghiêm túc tiếp thu, bổ sung, chỉnh sửa các hoạt động, chính sách liên quan nhằm phục vụ tốt nhất cho người trồng mía tại địa phương. Chung tay đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của huyện Yên Châu, ông Hiếu nói.

Văn Ngọc