dd/mm/yyyy

Cá rô phi Trung Quốc quyết tâm bám trụ ở Mỹ bất chấp mối đe dọa áp thuế 60%

Một công ty XK cá rô phi Trung Quốc cho biết ngành XK cá rô phi đã có mặt trên thị trường Mỹ trong nhiều năm, và dù tình hình có thay đổi thế nào, họ cũng phải tìm cách tồn tại trong thị trường này.

Các nhà sản xuất cá rô phi Trung Quốc sẽ duy trì XK sang Mỹ bất chấp Tổng thống Donald Trump đắc cử lần 2 và mối đe dọa áp thuế 60%, mặc dù ngành này đang chịu áp lực ngày càng lớn do căng thẳng thương mại kéo dài.

Quan điểm này nhấn mạnh quyết tâm của ngành cá rô phi Trung Quốc trước các rào cản thương mại hiện có. Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp cá rô phi hàng đầu thế giới mặc dù Mỹ đã áp thuế 25%. Kể từ năm 2018, Mỹ đã trả 431,9 triệu USD tiền thuế cho 2,3 tỷ USD cá rô phi NK từ Trung Quốc.

“Đối với thị trường phile cá rô phi đông lạnh, không quốc gia nào trên thế giới có thể thay thế Trung Quốc,” ông Yunfeng Zhou, Tổng giám đốc công ty Hainan Qinfu, phát biểu tại Hội chợ Thủy sản và Hải sản Trung Quốc vừa diễn ra ở Thanh Đảo.

Năm 2023, Trung Quốc cung cấp gần 84 nghìn tấn phile cá rô phi đông lạnh cho Mỹ, vượt xa con số 6.375 tấn từ Indonesia và 564 tấn từ Honduras - nguồn cung cá rô phi lớn nhất của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh. Tổng giám đốc công ty Hainan Qinfu khẳng định: Không quốc gia nào trên thế giới có thể thay thế Trung Quốc trong thị trường phile cá rô phi đông lạnh.

Tuy nhiên, nguồn cung của Trung Quốc cho NK của Mỹ đã giảm mạnh, giảm 20% so với mức 105.008 tấn năm 2020 và 42% so với mức 140.714 tấn năm 2015, mặc dù NK từ các quốc gia khác cũng giảm.

Chiến thắng của Trump và cam kết áp thuế cao hơn

Chiến dịch tranh cử của Trump cam kết tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc lên 60% từ mức 25% hiện tại, điều này có thể làm giảm biên lợi nhuận trong một ngành đang phải đối mặt với sự suy giảm NK từ Mỹ.

Xung đột thương mại Trung-Mỹ sẽ trở thành điều bình thường mới và người tiêu dùng sẽ là người phải chịu chi phí của các loại thuế này.

Công ty Tongwei Hainan Aquatic Products, nhà cung cấp cá rô phi lớn nhất cho thị trường Mỹ, đã xem xét việc chuyển sản xuất sang Việt Nam, tuy nhiên điều này không khả thi do những lợi thế trong chuỗi cung ứng của Trung Quốc.

Mặc dù cả Brazil và Việt Nam đang mở rộng thị phần tại thị trường Mỹ, tuy nhiên khối lượng XK của cả 2 nguồn cung này vẫn còn khiêm tốn so với Trung Quốc.

P.V