dd/mm/yyyy

Cà phê Robusta tăng trở lại ngay sau 1 phiên giảm, có lúc vượt kỷ lục

Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều phiên cuối tuần. Robusta tăng trở lại ngay sau chỉ 1 phiên giảm, có lúc vượt kỷ lục trên 5.000 USD/tấn, Arabica tiếp tục giảm. Giá cà phê trong nước trong nước tăng trở lại so với cùng thời điểm hôm qua, giao dịch trong khoảng 121.000 - 122.100 đồng/kg.

Cà phê Robusta thế giới ngày 31/8 tăng trở lại 

Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe London tăng trở lại, kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 tăng 47 USD, giao dịch tại 4.948 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 1/2025 tăng 37 USD giao dịch tại 4.729 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US New York tiếp tục giảm, kỳ hạn giao hàng tháng 12/2024 giảm 3,55 Cent, giao dịch tại 244,05 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 3/2025 giảm 3,10 Cent, giao dịch tại 242,10 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình cao.

Giá cà phê trong nước trong nước tăng trở lại so với cùng thời điểm hôm qua, giao dịch trong khoảng 121.000 - 122.100 đồng/kg.

Cà phê Robusta tăng trở lại ngay sau 1 phiên giảm, có lúc vượt kỷ lục - Ảnh 1.

Cà phê Robusta tăng trở lại ngay sau 1 phiên giảm, có lúc vượt kỷ lục - Ảnh 2.

Cà phê Robusta tăng trở lại ngay sau 1 phiên giảm, có lúc vượt kỷ lục - Ảnh 3.

Giới chuyên gia cho rằng giá cà phê có thể chưa đạt được đến đỉnh điểm. Theo đó, đà tăng giá cà phê vừa qua đã thu hút các nhà đầu cơ. Họ có thể tiếp tục đặt cược rằng giá cà phê sẽ còn tăng trong thời gian tới.

Giá cà phê toàn cầu đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục do điều kiện thời tiết bất lợi cho mùa màng. Điều này đẩy chi phí của người tiêu dùng tăng cao và buộc các nhà rang xay phải bổ sung thêm những loại cà phê có chi phí thấp hơn vào hỗn hợp của họ.

Giá cà phê Robusta và Arabica đều tăng mạnh trong những tháng gần đây. Giá cà phê Robusta kỳ hạn tại London đạt mức kỷ lục 4.971 USD/tấn trong tuần này, trong khi giá cà phê Arabica kỳ hạn giao dịch tại New York tăng lên 2,49 USD/pound, gần mức cao nhất trong nhiều thập kỷ.

Các chuyên gia cho rằng đà tăng giá cà phê vừa qua đã thu hút các nhà đầu cơ. Họ có thể tiếp tục đặt cược rằng giá cà phê sẽ còn tăng trong thời gian tới.

Một đợt rét đậm gần đây ở Brazil, quốc gia chiếm khoảng 1/3 sản lượng cà phê thế giới với 70% trong số đó là cà phê Arabica – đã làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu nguồn cung. Trong khi đó, tình hình hạn hán ở Brazil, nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới, đẩy nguồn cung cà phê toàn cầu rơi vào tình trạng thiếu hụt năm thứ 4 liên tiếp.

Chi phí vận chuyển tăng cũng đang gây áp lực lên thị trường. Các cuộc tấn công ở Biển Đỏ kể từ tháng 11/2023 đã buộc các tàu đi lại giữa châu Á và châu Âu phải đi tuyến đường dài hơn quanh Mũi Hảo Vọng thay vì đi qua Kênh đào Suez. 

Theo Tổng cục Hải quan trong 15 ngày đầu tháng 8, Việt Nam đã xuất khẩu gần 37.000 tấn cà phê với giá bình quân đạt kỷ lục 5.293 USD/tấn, tăng đến 81% so với cùng kỳ năm 2023.

Tính từ đầu niên vụ 2023 - 2024 (tháng 10.2023 đến tháng 7.2024), Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1,3 triệu tấn cà phê, tương đương 90% sản lượng của niên vụ hiện tại và giảm 12,4% so với cùng kỳ niên vụ trước.

Đối với Việt Nam, các doanh nghiệp và chuyên gia nhận định sản lượng vụ thu hoạch sắp tới có thể giảm nhẹ vì ảnh hưởng tình trạng khô hạn gay gắt hồi đầu năm.

Ngoài việc nguồn cung giảm và nhu cầu thị trường cao, Việt Nam còn có lợi thế khi là nước tích cực nhất trong việc tuân thủ quy định chống phá rừng của EU nên đây là cơ hội thị trường rất tốt cho cà phê Việt trong thời gian tới.

 

Nguyễn Phương