Xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam tiếp đà tăng trong 2 tháng đầu năm

P.V

06/04/2025 21:23 GMT +7

Trong hai tháng đầu năm 2025, xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng, đạt 41 triệu USD, tăng 132% so với cùng kỳ năm 2024 (18 triệu USD).

XK nhuyễn thể có vỏ trong 2 tháng đầu năm nay tiếp nối đà tăng của năm 2024 (với 218 triệu USD, tăng 72% so với 2023). Đây là tín hiệu tích cực, phản ánh nhu cầu gia tăng trên thị trường thế giới cũng như năng lực sản xuất và xuất khẩu ngày càng cải thiện của Việt Nam.

Nghêu tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất trong nhóm nhuyễn thể có vỏ, đạt hơn 14 triệu USD, tăng 41% so với năm 2024 (10 triệu USD). Mặt hàng nghêu của Việt Nam đang có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường quốc tế.

Trong nhóm các mặt hàng nhuyễn thể có vỏ, ốc và sò điệp đứng ở các vị trí tiếp theo, ghi nhận sự tăng trưởng ngoạn mục. Xuất khẩu ốc tăng 673%, từ 2 triệu USD của 2 tháng đầu năm 2024 lên 14 triệu USD trong cùng kỳ năm nay, trong khi sò điệp cũng tăng mạnh 479%, từ 2 triệu USD lên 10 triệu USD.

2 tháng đầu năm nay, sò và hến cũng ghi nhận mức tăng trưởng khả quan, lần lượt tăng 128% và 65%. Tuy vậy, trái ngược với xu hướng tăng trưởng chung, hàu lại giảm 43%, từ 3 triệu USD xuống còn 2 triệu USD. Bào ngư giảm mạnh, chỉ đạt 623 USD, giảm 99% so với cùng kỳ năm ngoái (96.579 USD).

Sản phẩm đa dạng, thị trường tiêu thụ phong phú

Các sản phẩm chế biến từ nhuyễn thể phục vụ XK khá phong phú, bao gồm: thịt nghêu luộc đông lạnh IQF, nghêu luộc 1 mảnh vỏ, nghêu nguyên con, cồi điệp đông lạnh, thịt sò đông lạnh, thịt nghêu hộp được thị trường ưa chuộng.

Nhuyễn thể Việt Nam được XK sang các thị trường truyền thống như Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc. Những năm gần đây, DN đã và đang mở rộng thị trường sang các vùng Đông Âu, Bắc Âu, Trung Đông, châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Á.

Với mức tăng trưởng tốt trong năm 2024 và 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam có tiềm năng bứt phá trong năm 2025. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng giống thấp, bị suy giảm, mật độ nuôi tăng dẫn tới phá vỡ quy hoạch nuôi, chất lượng môi trường nuôi suy giảm. Điều này khiến nguồn cung nhuyễn thể nguyên liệu chưa đảm bảo. Để phát triển bền vững ngành nhuyễn thể, cần có sự hỗ trợ cơ chế chính sách về đầu tư, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến và kinh doanh nhuyễn thể. Đảm bảo ổn định giá và lợi nhuận cho người nuôi, hình thành và phát triển vùng nuôi nhuyễn thể tập trung theo hướng chuyên canh, đảm bảo chất lượng.

Thuế quan của Mỹ khiến giá cà phê đồng loạt giảm mạnh trong tuần

Thuế quan của Mỹ khiến giá cà phê đồng loạt giảm mạnh trong tuần

Giá cà phê trong nước đã giảm hơn 5.000 đồng/kg do lo ngại về mức thuế đối ứng mà phía Mỹ áp lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.

Giá cà phê thế giới giảm mạnh vì thuế đối ứng của Mỹ, giá cà phê nội địa cũng lao dốc

Giá cà phê thế giới giảm mạnh vì thuế đối ứng của Mỹ, giá cà phê nội địa cũng lao dốc

Đây là mức giảm mạnh nhất của cà phê kể từ đầu năm 2025. Tâm lý tránh rủi ro trên các thị trường tài sản đã khiến giá của hầu hết hàng hóa, bao gồm cả cà phê, giảm sút. Ngoài ra, cũng có lo ngại rằng nhu cầu tiêu dùng cà phê sẽ bị ảnh hưởng do giá tăng cao khi các mức thuế được áp dụng.