Xuất khẩu cá ngừ đang quá nhiều rủi ro, không còn nhắm vào giá rẻ đơn thuần

Nguyễn Phương

23/07/2025 15:27 GMT +7

Điểm nổi bật của xu hướng thị trường cá ngừ năm 2025 là sự dịch chuyển rõ nét từ cá ngừ đóng hộp truyền thống sang các sản phẩm giá trị gia tăng như loin cá ngừ đông lạnh, loin cá ngừ hút chân không, sashimi-grade hoặc sản phẩm ăn liền tiện lợi.

Theo Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VITIC), theo ước tính, năm 2025, thị trường nhập khẩu cá ngừ toàn cầu đạt khoảng 1,75–1,8 triệu tấn, trị giá trên 9 tỷ USD, tăng nhẹ so với năm 2024, trong bối cảnh giá cá nguyên liệu duy trì ở mức cao và sức tiêu thụ tại các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản vẫn ổn định.

Các quốc gia đứng đầu về nhập khẩu cá ngừ chế biến tiếp tục là Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Anh và Nhật Bản, chiếm hơn 55% tổng lượng nhập khẩu toàn cầu. Trong khi đó, các thị trường mới nổi tại Trung Đông (như Ai Cập, Lebanon…), Đông Âu (như Litva, Rumani…) và Bắc Phi (như Libya…) đang có những dấu hiệu khởi sắc, chủ yếu nhờ nhu cầu thực phẩm tiện lợi và giá cả phải chăng.

Bên cạnh đó, những thay đổi về chính sách thương mại tại Hoa Kỳ, biến động về địa chính trị tại khu vực Trung Đông trong năm 2025 dự kiến cũng sẽ tác động đến xu hướng xuất khẩu sang các thị trường này. Các thị trường mới nổi sẽ được chú trọng khai thác.

Theo VITIC, điểm nổi bật của xu hướng thị trường cá ngừ năm 2025 là sự dịch chuyển rõ nét từ cá ngừ đóng hộp truyền thống sang các sản phẩm giá trị gia tăng như loin cá ngừ đông lạnh, loin cá ngừ hút chân không, sashimi-grade hoặc sản phẩm ăn liền tiện lợi.

Các chuỗi siêu thị và nhà bán lẻ lớn tại châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản đang tăng cường tiêu thụ nhóm sản phẩm này nhờ vào thị hiếu tiêu dùng thay đổi và nhận thức về sức khỏe tăng cao. Nhiều nhà nhập khẩu cũng chuyển hướng từ nhập nguyên liệu thô sang đặt hàng theo dạng gia công sâu tại Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Indonesia - giúp tiết kiệm thời gian chế biến và đảm bảo kiểm soát chất lượng tốt hơn.

Về nguồn cung, châu Á tiếp tục giữ vai trò then chốt, Thái Lan, Philippines, Việt Nam và Indonesia là các nước xuất khẩu chủ lực với khả năng cung ứng đa dạng – từ cá ngừ đông lạnh nguyên con, loin, đến các sản phẩm đóng hộp và chế biến sâu. Các nhà cung cấp châu Á đang đứng trước áp lực nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm để đáp ứng các quy định nghiêm ngặt về truy xuất nguồn gốc, chứng nhận bền vững (MSC, Dolphin Safe…) và an toàn thực phẩm của EU và Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, sự gia tăng của các nguồn cung từ các nước Nam Mỹ hay Tây Phi - những quốc gia đang nhận được ưu đãi thuế khi xuất khẩu vào EU, như Ecuado, Ghana và Bờ Biển Ngà…, đã làm gia tăng cạnh tranh.

Tuy nhiên, thị trường năm 2025 cũng đối mặt với nhiều yếu tố rủi ro. Việc Hoa Kỳ thay đổi chính sách thương mại, cụ thể tăng thuế nhập khẩu với một số nhóm sản phẩm cá ngừ đã làm gia tăng chi phí cho nhiều nhà nhập khẩu. Song song với đó, biến đổi khí hậu, sự thay đổi dòng hải lưu, và hiện tượng di cư bất thường của đàn cá ảnh hưởng tới sản lượng khai thác tại nhiều ngư trường truyền thống như Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Ngoài ra, hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) vẫn tiếp tục là điểm nóng toàn cầu. Người tiêu dùng hiện đại – đặc biệt tại châu Âu và Bắc Mỹ – yêu cầu ngày càng cao về tính minh bạch, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Điều này buộc các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá ngừ phải đầu tư vào công nghệ mã QR, blockchain hoặc hệ thống truy vết thời gian thực từ tàu đánh bắt – nhà máy – đến siêu thị. Các doanh nghiệp lớn đang ưu tiên hợp tác với các đội tàu được chứng nhận không dùng thiết bị dẫn dụ cá (FAD) hoặc khai thác bằng tay, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường bền vững.

Dự báo, năm 2025 sẽ không phải là năm bùng nổ về khối lượng nhập khẩu cá ngừ toàn cầu, nhưng lại là năm bản lề cho các thay đổi cấu trúc thị trường quan trọng về nâng cấp sản phẩm, minh bạch chuỗi cung, cạnh tranh chất lượng thay vì giá rẻ đơn thuần.

Xu hướng thị trường cá ngừ 2025: Lợi thế cho quốc gia biết thích ứng và nâng chuẩn

Xu hướng thị trường cá ngừ 2025: Lợi thế cho quốc gia biết thích ứng và nâng chuẩn

Năm 2025 đánh dấu một giai đoạn chuyển mình đáng chú ý của thị trường cá ngừ toàn cầu, trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng duy trì ổn định, song song với những yêu cầu ngày càng khắt khe về tính bền vững, nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu đang phải điều chỉnh chiến lược để thích nghi với những thay đổi nhanh chóng trong chuỗi cung ứng thực phẩm thủy sản toàn cầu.

Việt Nam đang là nguồn cung lớn và không thể thay thế các loại cá tra, tôm, cá ngừ, ghẹ đỏ cho Mỹ

Việt Nam đang là nguồn cung lớn và không thể thay thế các loại cá tra, tôm, cá ngừ, ghẹ đỏ cho Mỹ

Việt Nam đang là nguồn cung cá tra lớn nhất, nguồn cung tôm lớn thứ tư cho thị trường Mỹ. Trong 6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đạt 891 triệu USD, tăng 16%.

Cá ngừ của Việt Nam bán sang các thị trường Halal Trung Đông, Malaysia, Brunei… đang có xu hướng tăng

Cá ngừ của Việt Nam bán sang các thị trường Halal Trung Đông, Malaysia, Brunei… đang có xu hướng tăng

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ của Việt Nam sang các thị trường Halal như Trung Đông, Malaysia, Brunei,… đang có xu hướng ngày càng tăng.