dd/mm/yyyy

Xu hướng thị trường và kênh phân phối đối với trái vải tươi vào châu Âu

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, người tiêu dùng châu Âu muốn vải thiều có độ chín tối ưu khi mua. Trái cây kỳ lạ nói chung là đắt tiền, do đó chúng ta cần làm tăng tầm quan trọng của hương vị và hình thức.

Xu hướng ngày càng quan tâm đến trái cây bền vững

Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Đan Mạch, Na Uy, Iceland, và Latvia, tiêu thụ trái cây tươi ở châu Âu đang phát triển theo hướng tiếp cận sản xuất và chế biến bền vững hơn. Các vấn đề môi trường và xã hội ngày càng trở nên quan trọng hơn. Các chương trình chứng nhận xã hội và môi trường bao gồm các hành động giảm mạnh và đăng ký sử dụng thuốc trừ sâu, hành động vì sự an toàn của nhân viên và/hoặc thậm chí bao gồm đảm bảo giá cho người sản xuất. Các chương trình chứng nhận phù hợp với Chương trình Tuân thủ Xã hội Toàn cầu (GSCP) sẽ có cơ hội được các siêu thị châu Âu chấp nhận cao hơn.

Người tiêu dùng ở châu Âu đang nhận thức rõ hơn về các vấn đề sức khỏe và quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn uống của họ. Vải thiều được biết đến là một loại trái cây tốt cho sức khỏe. Vì người tiêu dùng châu Âu ưa chuộng trái cây ngon và tốt cho sức khỏe nên lợi ích sức khỏe là một trong những động lực chính dẫn đến thành công trên thị trường.

Nhờ sự quan tâm ngày càng tăng đến sức khỏe và môi trường, người ta cũng ngày càng quan tâm đến trái cây và rau quả được sản xuất hữu cơ. Mặc dù vải hữu cơ chưa được bán nhiều, nhưng đây có thể là một thị trường ngách đáng để Việt Nam khám phá. Có những nhà nhập khẩu chuyên biệt trái cây lạ và sản phẩm hữu cơ. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, sản phẩm hữu cơ gắn liền với sản phẩm địa phương và sản phẩm được vận chuyển bằng đường hàng không sẽ không dễ dàng được chấp nhận là sản phẩm hữu cơ.

Xu hướng thị trường và kênh phân phối đối với trái vải tươi vào châu Âu - Ảnh 1.

Về quả vải Việt Nam xuất sang châu Âu, một điều cần đặc biệt lưu ý, người tiêu dùng châu Âu muốn vải thiều có độ chín tối ưu khi mua. Trái cây kỳ lạ nói chung là đắt tiền, do đó chúng ta cần làm tăng tầm quan trọng của hương vị và hình thức. Hương vị của vải thiều phải ngọt ngào, trong khi kết cấu của quả chắc.

Trái cây lạ như vải thiểu đối với châu Âu, cũng như trái cây hữu cơ, được buôn bán thông qua các kênh thị trường chuyên biệt. Tại các trung tâm thương mại điển hình như Hà Lan và Bỉ, có nhiều nhà nhập khẩu khác nhau đã xây dựng được chuyên môn trong việc buôn bán các loại trái cây lạ mới, bao gồm cả vải thiều. Các nhà nhập khẩu/nhà phân phối có mối quan hệ khác nhau với lĩnh vực bán lẻ. Một số là nhà cung cấp cho các sản phẩm nhãn hiệu riêng; những người khác có thương hiệu riêng của họ, trong khi những người khác tiếp thị thương hiệu của một nhà sản xuất (hợp tác).

Việt Nam muốn đưa quả vải sang châu Âu cần phải nắm rõ sự khác biệt vùng miền đối với các kênh thị trường trái cây nhiệt đới. Ở châu Âu, có sự khác biệt giữa các thành phần của các kênh thị trường. Các nước phía bắc như Đức, Anh, Hà Lan và Bỉ có kênh bán lẻ rất thống trị và trái cây nhiệt đới được bán trong các siêu thị lớn. Pháp và Tây Ban Nha vượt xa điều đó với các đại siêu thị lớn, bên cạnh các cửa hàng chuyên dụng nhỏ hơn. Các quốc gia trong khu vực Alpine, chẳng hạn như Thụy Sĩ và Áo, được ưu ái hơn đối với các cửa hàng nhỏ ở địa phương.

Vải thiều được bán trong các siêu thị lớn cũng như các chợ và cửa hàng trái cây tươi chuyên biệt. Tuy nhiên, phân khúc ngoài gia đình, chẳng hạn như nhà hàng châu Á, là một trong những nơi tiêu thụ chính. Đối với vải thiều, dân số gốc Á rất quan trọng. Các cửa hàng thực phẩm dân tộc và chợ đường phố là những kênh bán hàng chính. Người tiêu dùng châu Âu đang dần trở nên quen thuộc hơn với các món ăn châu Á (và các nước khác). Điều này làm tăng thị trường cho vải thiều cho xuất khẩu của Việt Nam.

Hàng nông sản của Việt Nam rất tiềm năng ở châu Âu

Được biết, từ giữa năm 2021, Việt Nam đã chính thức xuất lô thiều Thanh Hà, Hải Dương đầu tiên đi châu Âu theo hiệp định Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Liên tiếp sau đó là các lô vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang cũng lên đường chinh phục cộng đồng 27 quốc gia khó tính này.

EU là thị trường xuất khẩu thứ tư của rau, quả Việt Nam, với nền tảng sẵn có này cộng thêm việc miễn giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong EVFTA đang tiếp sức để giúp tăng khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam so với các đối thủ chưa có FTA với EU như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia.

Để đưa được vải thiểu vào châu Âu, doanh nghiệp đã phải mất khoảng 3 năm tìm hiểu và đàm phán các thủ tục và điều kiện kỹ thuật cho việc xuất khẩu vải sang EU. Hành trình để quả vải sang được tay người tiêu dùng châu Âu không hề đơn giản. Ngay từ đầu vụ, vùng vải phục vụ sản xuất sang EU phải được các đối tác nhập khẩu kiểm tra hệ thống quản lí sản xuất và chấp nhận về phần mềm giám sát. 

Doanh nghiệp xuất khẩu phải liên kết với nhiều đối tác trong việc đầu tư máy móc để sơ chế, bảo quản trái vải, đảm bảo từ khi thu hoạch đến khi tới tay người tiêu dùng, nhờ vậy trái vải sẽ sớm được người tiêu dùng tại châu Âu ưa chuộng, đánh giá cao do chất lượng vượt trội, thơm ngon và an toàn. Lô vải xuất khẩu đến được tay người tiêu dùng châu Âu mất khoảng 4-5 ngày.

Có thể nói, hàng nông sản của Việt Nam rất tiềm năng ở châu Âu, đặc biệt là các loại trái cây nhiệt đới như: Vải, thanh long, mít, xoài, nhãn, bưởi… Hiện nay trái cây của Thái Lan và Malaysia xuất qua các nước châu Âu rất nhiều. Đó vừa là thách thức cũng như cơ hội cho trái cây Việt Nam. Bởi thị trường EU luôn muốn trải nghiệm những sản phẩm đến từ Việt Nam như là một phần đặc sản của vùng hạ lưu sông Mê Kông. 

Tuy nhiên, hàng nông sản của Việt Nam muốn các sản phẩm vươn đi các nước, đầu tiên phải tuân thủ chất lượng sản phẩm, không dùng phân bón hoá học, trồng theo tiêu chuẩn Global gab, Vietgab và Organic. Điều này đồng nghĩa với việc phục vụ thị trường trong nước cũng vậy. Người dân trong nước có quyền được hưởng lợi từ những sản phẩm tốt nhất, chất lượng cao không có dư lượng thuốc kháng sinh...

Nguyễn Phương