Thứ Hai, ngày 24/02/2025 02:58 PM (GMT+7)

Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh nhập khẩu tôm hùm từ Việt Nam

P.V

24/02/2025 14:58 GMT +7

Xuất khẩu tôm Việt Nam mở đầu năm 2025 tăng 28% đạt kim ngạch 311 triệu USD.

XK tăng chủ yếu do nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc phục vụ cho Tết Nguyên đán. Trong đó những mặt hàng tươi sống như tôm hùm được các DN Trung Quốc quan tâm cho phân khúc tiêu thụ cao cấp.

Riêng tôm hùm XK sang Trung Quốc đã đạt tới 70 triệu USD, chiếm gần một nửa tổng XK thủy sản sang Trung Quốc và gấp 9 lần so với cùng kỳ năm 2024. Tổng XK tôm sang thị trường Trung Quốc&HK trong tháng 1 năm nay đạt 118 triệu USD, tăng 179% so với cùng kỳ.

Nhờ tăng xuất tôm hùm đi Trung Quốc, khiến tổng XK tôm tăng mạnh 28%.

Tuy vậy, XK các mặt hàng thông dụng như tôm chân trắng, tôm sú sang Trung Quốc tháng tới có thể sẽ chững lại vì sẽ phải cạnh tranh với những sản phẩm thủy sản của thị trường nội địa khi thị phần tại Mỹ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, dư địa cho sản phẩm cao cấp như tôm hùm vẫn rộng mở cho DN Việt.

Tháng 1/2025, XK tôm sang thị trường EU cũng ghi nhận tích cực, tăng trưởng 15% đạt hơn 34 triệu USD. Một số thị trường nhỏ hơn cũng ghi nhận tăng trưởng dương như Anh, Thụy Sỹ.

XK tôm sang Mỹ trong tháng 1 năm nay giảm 13% đạt 36 triệu USD. XK tôm sang thị trường Mỹ vẫn phải đối mặt với những rủi ro về các quyết định về thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá. Hơn nữa, Tổng thống Trump mới nhận chức, chưa thể đoán định được các chính sách thuế quan mới của ông đối với các nước.

Trong thời gian chờ đợi này có thể các DN XK và các nhà NK Mỹ sẽ tranh thủ thúc đẩy mạnh giao thương. Do vậy, trong một vài tháng tới, XK sang Mỹ có thể tăng mạnh. Cũng có thể dẫn tới những hệ lụy mà các DN cần tính tới là chi phí vận tải và logistic sẽ tăng do sự đổ dồn XK sang Mỹ.

Mặc dù tháng 1/2025 ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu tôm ấn tượng nhưng ngành tôm Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức đặc biệt là nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu do dịch bệnh và thời tiết bất lợi và những bất định từ thị trường Mỹ. XK tôm trong tháng 2 có thể khó giữ đà tăng nếu vấn đề nguyên liệu chưa được giải quyết.

Để đạt mục tiêu xuất khẩu năm 2025, cần có các chính sách hỗ trợ hiệu quả, thiết thực cho doanh nghiệp như tạo điều kiện về vốn, giải quyết bất cập liên quan đến chi phí tuân thủ quy định và thủ tục hành chính.

Cần có chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nuôi tôm thông qua liên kết chuỗi; xem xét đưa thức ăn tôm vào mặt hàng kiểm soát giá…Có biện pháp bình ổn các chi phí đầu vào cho sản xuất, tăng cường kiểm soát chất lượng con giống. Đẩy mạnh mã số vùng nuôi phục vụ cho truy xuất nguồn gốc; có chính sách đầu tư, khuyến khích nuôi ngoài tôm chân trắng và cần giữ thế mạnh nuôi tôm sú.

Để hạn chế được những bị động từ thị trường Mỹ, DN XK cần đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường như mở rộng XK sang EU, Nhật Bản, ASEAN…; tập trung vào phân khúc tôm chế biến cao cấp để tạo giá trị gia tăng và luôn chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm.

Việt Nam cạnh tranh vị trí nhà cung cấp số 2 với Indonesia trên thị trường Mỹ đối với tôm hấp, tẩm gia vị và tẩm bột

Việt Nam cạnh tranh vị trí nhà cung cấp số 2 với Indonesia trên thị trường Mỹ đối với tôm hấp, tẩm gia vị và tẩm bột

Năm 2024, Mỹ nhập khẩu 762,804 tấn tôm, giảm 3% so với năm 2023 và giảm 15% so với mức đỉnh của năm 2021. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn 9% so với năm 2019.

Thị trường sôi động, giá tôm tăng khi các nhà máy chế biến khởi động lại hoạt động sau Tết

Thị trường sôi động, giá tôm tăng khi các nhà máy chế biến khởi động lại hoạt động sau Tết

Giá tôm Việt Nam tăng nhẹ. Hoạt động thị trường đang sôi động trở lại sau kỳ nghỉ Tết, sau khi các nhà máy chế biến khởi động lại hoạt động sau Tết.

'Vua tôm' Minh Phú nói gì về khoản lỗ hơn 100 tỷ đồng của công ty mẹ trong quý IV/2024?

"Vua tôm" Minh Phú nói gì về khoản lỗ hơn 100 tỷ đồng của công ty mẹ trong quý IV/2024?

Với việc lỗ hơn 100 tỷ đồng trong quý IV/2024, Thủy sản Minh Phú cho biết, kết quả kinh doanh sụt giảm do dự phòng tổn thất vào các công ty con sản xuất tôm giống và nuôi tôm thương phẩm.