dd/mm/yyyy

Tọa đàm kỷ niệm 80 năm ra mắt “Đề cương Văn hóa Việt Nam”

Ngày 17/5, tỉnh Sơn La đã tổ chức Tọa đàm kỷ niệm 80 năm ra đời “ Đề cương Văn hóa Việt Nam” (1943 – 2023).

“Đề cương về Văn hóa Việt Nam” nguyên giá trị

Đồng chí Tòng Thị Phóng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, đồng chí Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sơn La, Đồng chí Nguyễn Thái Hưng, Chủ tịch HĐND tỉnh Sơn La, lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Sơn La: Tọa đàm kỷ niệm 80 năm ra mắt “Đề cương Văn hóa Việt Nam” - Ảnh 1.

Tọa đàm kỷ niệm 80 năm ra đời “ Đề cương Văn hóa Việt Nam” (1943 – 2023). Ảnh: Văn Ngọc

Đề cương về Văn hóa Việt Nam” được Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo và thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên, nay là Hà Nội). Sau 80 năm, những tư tưởng của “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” vẫn còn nguyên giá trị, góp phần định hướng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

Tại tọa đàm, các đại biểu đã giao lưu, trao đổi về tầm vóc và ý nghĩa của “Đề cương Văn hóa Việt Nam” Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.

Sơn La: Tọa đàm kỷ niệm 80 năm ra mắt “Đề cương Văn hóa Việt Nam” - Ảnh 2.

Đồng chí Tòng Thị Phóng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm. Ảnh: Văn Ngọc

Phát biểu tại Tọa đàm, đồng chí Tòng Thị Phóng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: Đề cương Văn hóa 1943 là đường lối Văn hóa của Đảng rất đúng đắn, theo các bước tiến của lịch sử, nghiên cứu, áp dụng vào thời kỳ đổi mới, các nội dung Đề cương vẫn còn nguyên giá trị.

Văn hóa là gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật. Vì vậy, văn hóa có mối quan hệ không tách rời với chính trị, kinh tế. Văn hóa Việt Nam phải do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện, trực tiếp vì mặt trận văn hóa là một trong 3 mặt trận chính trị - kinh tế - văn hóa; Đảng lãnh đạo mặt trận văn hóa để truyền đạt, hướng dẫn, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng.

Suốt chiều dài lịch sử Cách mạng Việt Nam, Đảng ta lãnh đạo văn hóa Việt Nam thực hiện 3 nguyên tắc: Dân tộc, đại chúng, khoa học, Từ những quan điểm đúng đắn ấy Đảng ta đã xác định “Xây dựng nền Văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc Dân tộc”, “để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội Việt Nam”.

Sơn La: Tọa đàm kỷ niệm 80 năm ra mắt “Đề cương Văn hóa Việt Nam” - Ảnh 3.

Ý nghĩa, tầm vóc lịch sử và những giá trị bền vững của Đề cương về Văn hóa Việt Nam – văn kiện đầu tiên của Đảng về văn hóa – tiếp tục được khẳng định. Ảnh: Văn Ngọc

Sơn La xây dựng, phát triển văn hóa

Đồng chí Lò Minh Hùng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Sơn La cho biết: Đề cương về Văn hóa Việt Nam 1943 là Cương lĩnh văn hóa đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam. Qua 80 năm nội dung, ý nghĩa của Đề cương vẫn còn nguyên tính giá trị, thể hiện sức sống lâu bền với lịch sử phát triển của đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã kế thừa, vận dụng, phát triển những nội dung cốt lõi của “Đề cương về văn hóa Việt Nam” trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Sơn La: Tọa đàm kỷ niệm 80 năm ra mắt “Đề cương Văn hóa Việt Nam” - Ảnh 4.

Trải qua 80 năm kể từ khi ra đời, "Đề cương về Văn hóa Việt Nam" vẫn còn nguyên giá trị lý luận và tính thời đại sâu sắc, soi đường cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trên con đường hội nhập và phát triển. Ảnh: Văn Ngọc

Đối với tỉnh Sơn La, công tác xây dựng và phát triển văn hóa luôn được quan tâm, chú trọng, và đạt được  một số kết quả quan trọng. Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền về vai trò, vị trí của việc xây dựng và phát triển văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững được nâng lên. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh được quan tâm, Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", xây dựng đơn vị văn hóa đi vào chiều sâu, tạo được sức lan tỏa và đạt hiệu quả thiết thực.

Chú trọng xây dựng văn hóa trong chính trị, đưa nội dung xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa trở thành một trong những tiêu chí để đánh giá, phân loại hàng năm, cụ thể hóa thông qua nội quy, quy chế, các quy định chuẩn mực về đạo đức, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Sơn La: Tọa đàm kỷ niệm 80 năm ra mắt “Đề cương Văn hóa Việt Nam” - Ảnh 5.

Sơn La: Tọa đàm kỷ niệm 80 năm ra mắt “Đề cương Văn hóa Việt Nam” - Ảnh 6.

Sơn La: Tọa đàm kỷ niệm 80 năm ra mắt “Đề cương Văn hóa Việt Nam” - Ảnh 7.

Các đại biểu tham dự Tọa đàm kỷ niệm 80 năm ra đời “ Đề cương Văn hóa Việt Nam” (1943 – 2023). Ảnh: Văn Ngọc

Việc xây dựng văn hóa trong kinh tế được các cấp, các ngành đẩy mạnh thực hiện, nhất là việc cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân được quan tâm chỉ đạo; cạnh tranh lành mạnh, vì sự phát triển bền vững, kinh doanh có hiệu quả. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong quần chúng nhân dân phát triển mạnh mẽ; hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng

Hội thảo nhằm phát huy những giá trị cốt lõi của một văn kiện có ý nghĩa lịch sử, nghiên cứu quá trình vận dụng đường lối văn hóa của Đảng vào thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước, tổng kết những thành tựu xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam.

Văn Ngọc