Tiêu Việt Nam đang ở mức thấp lịch sử khi 8 tháng nữa mới đến vụ thu hoạch tiếp theo

Nguyễn Phương

19/07/2025 15:01 GMT +7

Giá hạt tiêu trong nước hôm nay giữ ở mức 137.000 – 140.000 đồng/kg. Trong bối cảnh nguồn cung nội địa thấp, Việt Nam đang tăng cường nhập khẩu hạt tiêu từ các nước.

Giá tiêu hôm nay ở trong nước (19/7)

Thị trường tiêu trong nước hôm nay: Giá hạt tiêu trong nước hôm nay giao dịch ở mức 137.000 – 140.000 đồng/kg.

Giá tiêu cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm hồ tiêu (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước) (cũ) được ghi nhận ở mức 140.000 đồng/kg.

Cụ thể: Tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (cũ) giá tiêu ở mức 140.000 đồng/kg.

Tại Gia Lai (cũ) mức giá tiêu là 137.000 đồng/kg. Đồng Nai (cũ) có giá tiêu là 138.000 đồng/kg.

Tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ) giá tiêu hôm nay ở mức 138.000 đồng/kg.

Như vậy, giá tiêu hôm nay ổn định, tại thị trường trong nước, hiện có mức giá thấp nhất là 137.000 đồng/kg.

Giá tiêu trực tuyến hôm nay (19/7)

Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thời điểm này, giá tiêu Indonesia tăng với tiêu trắng, tăng với tiêu đen so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil tăng, tiêu Malaysia ổn định. Giá tiêu Việt Nam niêm yết hôm nay không đổi với tiêu trắng và tiêu đen, với tiêu trắng ở mức 9.150 USD/tấn.

Giá tiêu đen Lampung tại Indonesia ở mức 7.216 USD/tấn.

Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 5.800 USD/tấn.

Giá tiêu đen Kuching tại Malaysia ASTA ổn định ở mức 8.900 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok Indonesia loanh quanh ở mức 10.058 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 11.750 USD/tấn.

Giá tiêu đen của Việt Nam đứng ở mức thấp nhất là 6.440 USD/tấn đối với loại 500 g/l và mức 6.570 USD/tấn với loại 550 g/l. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu đạt 9.150 USD/tấn.

Trong nửa đầu năm 2025, Việt Nam đã nhập khẩu 28.296 tấn hạt tiêu, tăng 57,2% về lượng và tăng 150,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Brazil, Campuchia và Indonesia là 3 quốc gia cung cấp hạt tiêu lớn nhất cho Việt Nam lần lượt đạt: 14.904 tấn, 6.257 tấn và 5.574 tấn.

Ptexim cho biết, tồn kho hạt tiêu Việt Nam đang ở mức thấp lịch sử 5 - 6 năm trong khi còn 8 tháng nữa mới đến vụ thu hoạch tiếp theo. Tạm thời Việt Nam đang được xếp vào số những quốc gia hưởng mức thuế thấp nhất trong số các nguồn cung hạt tiêu và điều kiện nguồn cung toàn cầu thắt chặt, là cơ hội để hạt tiêu Việt Nam duy trì xuất khẩu vào Mỹ và giữ vững vị trí số 1 toàn cầu.

Theo Trung tâm Công nghiệp và Thương mại (VITIC), nhiều nông hộ vẫn đang giữ hàng, chờ giá tốt hơn, trong khi đó nhu cầu xuất khẩu vẫn ổn định và có tín hiệu tích cực từ các thị trường chủ lực như Mỹ, EU và Ấn Độ. Đây là các yếu tố giúp giá tiêu tăng trở lại trong quý III/2025.

Giá tiêu bất ngờ quay đầu giảm sau 7 ngày tăng liên tiếp

Giá tiêu bất ngờ quay đầu giảm sau 7 ngày tăng liên tiếp

Kết thúc chuỗi 7 ngày tăng liên tiếp, giá tiêu sáng nay (7/4) bất ngờ quay đầu giảm 2.000 – 7.000 đồng/kg so với ngày hôm qua, dao động trong khoảng 140.000 – 145.000 đồng/kg.

Tăng liên tiếp, giá tiêu sắp chạm mốc 150.000 đồng/kg

Tăng liên tiếp, giá tiêu sắp chạm mốc 150.000 đồng/kg

Giá hạt tiêu trong nước hôm nay giao dịch ở mức 140.000 – 147.000 đồng/kg, sắp chạm mốc 150.000 đồng/kg, sau khi tăng mạnh 7 ngày liên tiếp. Giá thấp nhất tại Gia Lai và cao nhất tại Đắk Lắk và Đắk Nông.

Giá tiêu vẫn tăng, doanh nghiệp gom hàng mạnh chuẩn bị cho mùa đơn hàng mới

Giá tiêu vẫn tăng, doanh nghiệp gom hàng mạnh chuẩn bị cho mùa đơn hàng mới

Giá hạt tiêu trong nước hôm nay tăng lên mức 140.000 - 147.000 đồng/kg tại nhiều khu vực trọng điểm. Diễn biến tích cực này được cho là do lực gom hàng mạnh từ các doanh nghiệp xuất khẩu, chuẩn bị cho mùa đơn hàng mới.

Giá tiêu tăng rất mạnh, các nhà xuất khẩu đang chờ một mức thuế hợp lý cho tiêu Việt vào Mỹ

Giá tiêu tăng rất mạnh, các nhà xuất khẩu đang chờ một mức thuế hợp lý cho tiêu Việt vào Mỹ

Giá tiêu hôm nay (28/6) giao dịch trong khoảng 128.000 – 133.000 đồng/kg, tăng 1.000 - 5.000 đồng/kg ở các địa phương. Các nhà xuất khẩu đang chờ đợi một mức thuế đối ứng hợp lý cho hồ tiêu Việt Nam vào thị trường Mỹ. Cùng với đó là kỳ vọng Trung Quốc mua hạt tiêu mạnh trở lại.