Tháo gỡ vướng mắc trong mở rộng chăn nuôi lợn đen bản địa
07/03/2025 17:14 GMT +7
Chăn nuôi lợn đen bản địa mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp các thành viên Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp Tân Sơn nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, HTX hiện đang gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô chăn nuôi lợn đen bản địa.
- Hòa Bình phấn đấu chỉ tiêu tăng trưởng GRDP đạt trên 10%
- Hòa Bình: Triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025
- Hòa Bình: Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99,98%
Lợn đen bản địa ở Hoà Bình có chất lượng thịt thơm ngon, ngọt tự nhiên, không ngấy... được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Đây là giống lợn có khả năng thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, ít bệnh tật, dễ nuôi, ít tốn kém chi phí thức ăn và thuốc thú y.
Người chăn nuôi có thể tận dụng thức ăn sẵn có trong tự nhiên như rau, củ, quả, giúp giảm chi phí. Chăn nuôi lợn đen bản địa mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện đời sống; đồng thời giúp bảo tồn được nguồn gen quý.

Chị Vũ Thị Hương Huế, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Tân Sơn, huyện Tân Lạc cho biết: Lợn đen đã được bà con trong tỉnh nuôi từ nhiều đời nay. Trước đây, bà con chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát. Từ năm 2022, được Công ty CooPlus và tổ chức GNI tạo điều kiện lập chuỗi sản xuất, đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm nên HTX tập trung chăn nuôi lợn đen bản địa.
Hiện nay, 12 thành viên và 8 hộ liên kết của HTX cung cấp cho chuỗi mỗi ngày 250kg lợn móc hàm và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn như giò chả, xúc xích, ruốc, thịt nướng.

Năm 2024, HTX cung cấp cho chuỗi tiêu thụ 87 tấn thịt lợn cho thị trường Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc. So với trước đây, việc đảm bảo đầu ra, bao tiêu sản phẩm của chuỗi là yếu tố quan trọng để các thành viên HTX yên tâm đầu tư sản xuất.
"Tiềm năng về chăn nuôi lợn bản địa ở huyện Tân Lạc nói riêng, tỉnh Hoà Bình nói chung rất lớn. Đây là hướng chăn nuôi bền vững, tạo việc làm, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, hiện nay trong phát triển chuỗi lợn đen xứ Mường của HTX dịch vụ nông nghiệp Tân Sơn gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất", chị Huế bộc bạch.

Theo chị Huế, hiện một số đơn vị tiêu thụ sản phẩm thịt lợn đen muốn liên kết mở rộng thị trường ở thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, HTX là đơn vị giết mổ chế biến nhỏ lẻ. Toàn tỉnh hiện chỉ có 2 đơn vị giết mổ tập trung được cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y.
"Tiếp thu kiến nghị của HTX, trong thời gian tới chúng tôi và các cơ quan chức năng sẽ tìm hướng giải quyết, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho đơn vị mở rộng quy mô sản xuất, từ đó tạo nhiều việc làm cho thành viên và các hộ liên kết", ông Hà Ngọc Tuấn, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Hòa Bình cho hay.
Tags:
Người dân vùng cao Hòa Bình khấm khá nhờ nuôi lợn đen bản địa
Những năm trở lại, người dân huyện vùng cao Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) khấm khá hẳn lên nhờ nuôi lợn đen bản địa - giống lợn truyền thống lâu đời tại địa phương.
Hiệu quả mô hình nuôi lợn đen bản địa an toàn ở Lào Cai
Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương vừa tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện mô hình chăn nuôi lợn đen bản địa an toàn dịch bệnh, hiệu quả, bền vững dựa vào quản lý cộng đồng năm 2023.
Chỉ trồng ngô nương nuôi lợn đen, anh nông dân Lai Châu thoát nghèo, có của ăn của để
Từ việc thay đổi cách nghĩ cách làm, anh Lò Văn Đốt người dân tộc Thái bản Nà Hoi, xã Thân Thuộc, huyện Tân Uyên, Lai Châu đã thoát nghèo, mỗi năm tiết kiệm gần trăm triệu đồng.