Kể từ năm 2018, tôm là một trong những mặt hàng cung cấp protein động vật hàng đầu về giá trị thương mại, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 8% đến năm 2022. Xu hướng này đã bị gián đoạn vào năm 2023 với sự sụt giảm 13% về giá trị thương mại, chủ yếu do nguồn cung dư thừa và áp lực giá cả.
Mặc dù gặp những thách thức này, tôm vẫn là một ngành quan trọng, chỉ đứng sau sau cá hồi trong thương mại thủy sản toàn cầu, ông Novel Sharma, phân tích gia của Rabobank, trình bày tại Triển lãm Nuôi trồng Thủy sản ở Guayaquil, Ecuador.
So sánh tôm với cá hồi, thị trường cá hồi tương đối trưởng thành với công nghệ tiên tiến, trong khi sản xuất tôm vẫn còn dư địa để tăng năng suất và cải tiến công nghệ.
Ba thị trường chính của ngành tôm – Trung Quốc, Mỹ và EU – mỗi thị trường đều có những thách thức và tiềm năng riêng. Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng, hấp thụ nguồn cung tôm đáng kể trong vài năm vừa qua, đặc biệt là từ Ecuador.
Tuy nhiên, Sharma lưu ý rằng, lượng nhập khẩu của Trung Quốc vào năm 2024 đã giảm, vẫn cao hơn mức trung bình trong lịch sử nhưng thấp hơn mức đỉnh gần đây. Áp lực kinh tế, bao gồm thu nhập khả dụng của người tiêu dùng thấp hơn và nỗ lực thúc đẩy sản xuất trong nước, có thể định hình quỹ đạo nhu cầu của Trung Quốc. Xu hướng tiêu dùng giảm của Trung Quốc có thể được điều chỉnh tăng lên trong giai đoạn cuối năm, trước mùa lễ hội.
Ở Mỹ, giá cả dự kiến sẽ bớt áp lực khi lãi suất cao và áp lực lạm phát giảm bớt, cải thiện nhu cầu của người tiêu dùng.Tuy nhiên dữ liệu gần đây cho thấy sự giảm phát ở mức bán lẻ, đặc biệt là trong dịch vụ thực phẩm, tuy vậy, nhiều người tiêu dùng vẫn bị hạn chế về tài chính.
Tình trạng này có thể khiến một số người chuyển sang các kênh tập trung hơn vào giá trị, khơi dậy sự quan tâm với tiêu dùng chủ động, gợi nhớ đến xu hướng đã xuất hiện trong thời kỳ đại dịch.
Sự trở lại của sự tăng trưởng về khối lượng là có thể, mặc dù thời kỳ eo hẹp có thể đã kết thúc. Ở EU, giá cả giảm nhưng nhu cầu vẫn đang vật lộn để đạt được đà tăng trưởng đáng kể. Tuy nhiên, EU phần lớn đã phản ảnh mô hình của Mỹ trong hai năm qua, mặc dù có một chút chậm trễ.
EU, theo xu hướng tương tự như Mỹ, được hưởng lợi từ sự đa dạng trong sản phẩm có thể làm giảm tác động của sự thay đổi giá cả, nhưng nhu cầu vẫn bị hạn chế vì giá bán buôn giảm chưa được phản ảnh ở mức bán lẻ.
Các nhà sản xuất tôm hàng đầu
Là nhà sản xuất tôm hàng đầu thế giới, Ecuador dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng thông qua đa dạng hóa thị trường và tăng hiệu quả. Xuất khẩu của nước này đã tăng trong năm nay, nhờ sản lượng cho thị trường Mỹ và EU cao hơn. Thành công này được cho là nhờ những tiến bộ của Ecuador trong các sản phẩm giá trị gia tăng như tôm lột vỏ, giúp nước này cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ với Ấn Độ và Việt Nam.
Trong khi đó, ngành tôm của Ấn Độ đã cho thấy xu hướng của gia tăng năng suất, với mức tăng 7% về khối lượng xuất khẩu tính đến thánh 7 năm 2024, Với sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ, Ấn Độ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Ecuador nhưng cũng đang thử nghiệm đa dạng hóa các sản phẩm giá trị gia tăng và mở rộng thị trường nội địa. Sự tăng trưởng tiêu thụ tôm nội địa có thể giúp bù đắp những thách thức xuất khẩu nếu cạnh tranh quốc tế gia tăng.
Sự hợp nhất trong ngành tôm của Ecuador mang lại lợi thế cho nước này so với ngành tôm của Ấn Độ, cho phép các công ty Ecuador phản ứng nhanh hơn với những thay đổi về giá cả. Ngành tôm của Việt Nam phải đối mặt với chi phí sản xuất cao và sự phục hồi về nhu cầu còn hạn chế. Việt Nam đang phải cạnh trạnh mạnh với Ecuador, Ấn Độ. XK sẽ lạc quan hơn nếu nhu cầu của EU và Mỹ được củng cố.
Trong khi sản xuất tôm của Indonesia tăng 30% tính đến nay, sự phụ thuộc nặng nề vào thị trường Mỹ và thuế quan mới áp đặt đặt ra những rủi ro. Các chính sách của chính phủ thúc đẩy tính bền vững và năng lượng sạch có thể giúp ngành công nghiệp duy trì sức chống chịu lâu dài nhưng cũng tạo ra những trở ngại ngắn hạn cho tăng trưởng.
Nhìn chung, triển vọng đối với sản xuất tôm toàn cầu là lạc quan, tuy vẫn cần thận trọng, với dự báo tăng trưởng hàng năm ở mức chữ số thấp trong vài năm tới. Giá thấp và áp lực chi phí có thể hạn chế khả năng mở rộng quy mô của các nhà sản xuất, khiến tính hợp nhất và hiệu quả trở nên quan trọng hơn cả đối với sự tăng trưởng liên tục.
Hơn nữa, việc giảm chi phí đầu vào sinh học và cải thiện sản xuất có thể giúp ổn định biên lợi nhuận và khuyến khích các nhà sản xuất tăng cường nuôi trồng.
Với việc tập trung vào tính bền vững và cải tiến, ngành tôm có vị thế tốt để thích ứng với nhu cầu tiêu dùng và quy định môi trường đang thay đổi.
Ngành tôm vẫn còn tiềm năng tăng trưởng đáng kể, với nhiều cơ hội phía trước. Tôm là sản phẩm với nhu cầu có sự co dãn cao và có thể được kết hợp vào nhiều món ăn khác nhau, cho phép thâm nhập thị trường bán lẻ sâu hơn. Ngoài ra, vẫn còn nhiều hướng đi để cải thiện hiệu quả trong cả quy trình cung ứng và sản xuất.
Nông dân hiện nay áp dụng nhiều công nghệ và trở nên hiệu quả hơn, khiến cho cơ cấu chi phí có thể đoán trước được, ngay cả khi giá cả vẫn tương đối thấp. Tiến bộ này có thể cho phép nông dân duy trì lợi nhuận bền vững trong những năm tới.
Tôm vẫn là ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam
Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá tôm nguyên liệu Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan trong quý IV/2024, đặc biệt do nhu cầu mua sắm tăng cao từ Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán và Năm mới. Đồng thời, nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu cục bộ có thể xảy ra khi các doanh nghiệp cần nguồn nguyên liệu để đáp ứng các đơn hàng cuối năm.
Giá tôm nguyên liệu của Việt Nam đã ghi nhận tích cực hơn kể từ tháng 7 năm nay. Giá tôm chân trắng nguyên liệu các cỡ 50, 80, 100 con/kg tăng đều kể từ tháng 7 đến tháng 9. Giá trung bình tôm xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và EU cũng ghi nhận tăng từ tháng 6. Giá xuất sang Trung Quốc, Nhật Bản cũng ghi nhận tăng nhẹ.
Mặc dù xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam vẫn chịu áp lực cạnh tranh về giá với Ecuador và Ấn Độ, sản phẩm tôm chế biến của Việt Nam vẫn giữ vị thế tốt tại các thị trường lớn. Tính đến cuối tháng 9, xuất khẩu tôm chân trắng chế biến tăng gần 10%, trong khi xuất khẩu tôm chân trắng đông lạnh tăng 4,5%.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm Việt Nam đã đạt nhiều kết quả ấn tượng trên các thị trường lớn. Tại Liên minh châu Âu (EU), xuất khẩu tôm Việt Nam đạt trên 360 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là dấu hiệu cho thấy nhu cầu tiêu thụ tôm Việt Nam, đặc biệt là tôm chân trắng, vẫn ở mức cao. EU hiện chiếm 13% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam, trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 4.
Mỹ cũng là thị trường ghi nhận nhiều kết quả khả quan. Trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 566 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Chính sách giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã thúc đẩy tiêu dùng, giúp xuất khẩu tôm từ Việt Nam hưởng lợi. Giá trung bình nhập khẩu tôm Việt Nam vào Mỹ đã tăng từ 4,59 USD/pound vào tháng 7 lên 4,95 USD/pound vào tháng 8.
Thị trường Trung Quốc và Hong Kong cũng có sự bứt phá với mức tăng trưởng 29% sau 9 tháng, đạt 585 triệu USD. Trong riêng tháng 9, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng 77%, nhờ các chính sách thúc đẩy tiêu dùng của nước này.