dd/mm/yyyy

Sơn La: Đổi thay ở những vùng quê xây dựng NTM

Với sự đầu tư nguồn lực của Nhà nước, chung tay, góp sức của người dân trong việc triển khai chương trình xây dựng NTM. Đến nay diện mạo, cuộc sống người dân ở nhiều vùng quê Sơn La đã có sự đổi thay rõ nét.

Clip: Đổi thay ở những vùng quê xây dựng NTM

NTM nâng cao mức sống của người dân

Đên Mường Làm những ngày này, dọc 2 bên đường là những luống hoa đua nhau khoe sắc, cảnh quan môi trường sạch đẹp, những tuyến đường bê tông uốn lượn, trải dài không chỉ tới từng bản, từng nhà mà kéo dài tới tận những vạt nương, đồi cây ăn quả. Nhiều ngôi nhà mới cao tầng được xây dựng khang trang. Những kết quản số là sự nỗ lực của địa phương trong xây dựng NTM.

Trao đổi với phóng viên, ông Lò Văn Duyến, Chủ tịch xã Mường Lầm, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La cho biết: Xã Mường Lầm là xã đặc biệt khó khăn của huyện Sông Mã cách trung tâm huyện 30km về phía Tây Bắc. Tổng diện tích tự nhiên 3.312,07 ha, tổng số 1.295 hộ với 6.085 nhân khẩu gồm 8 bản với 3 dân tộc anh em cùng sinh sống (Thái, Mông, Kinh).

Trong quá trình xây dựng Nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền xã chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến đến người dân về chương trình, lựa chọn những tiêu chí, công việc trọng tâm để chỉ đạo thực hiện. Mọi ý kiến tham gia đóng góp, hoặc những thắc mắc, yêu cầu của nhân dân đều được bàn bạc, thảo luận thông qua ngày tại các cuộc họp bản, nhằm tạo sự đồng thuận, nhất trí cao của các hộ dân trong xã. Xã đã đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới và được công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân trên địa bàn xã năm 2022 đạt hơn 39 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,86%.

Sơn La: Đổi thay ở những vùng quê xây dựng NTM - Ảnh 2.

Triển khai chương trình xây dựng NTM diện mạo nông thôn tại xã Mường Lầm, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La ngày càng được nâng lên. Ảnh: Văn Ngọc

Còn đối với bản Nghĩa Hưng (Mường Cơi, Phù Yên, Sơn La) bản NTM kiểu mẫu. Bản Nghĩa Hưng (Mường Cơi, Phù Yên, Sơn La) có diện tích tự nhiên 315ha, toàn bản có 121 hộ, 424 nhân khẩu, 97% là dân tộc kinh, Chi bộ có 10 đảng viên, đời sống nhân dân trong bản chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, phát triển chăn nuôi, trồng cây ăn quả và kinh doanh, buôn bán dịch vụ, vận tải.

Đồng chí, Nguyễn Đức Cường, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Nghĩa Hưng (Mường Cơi, Phù Yên, Sơn La) cho biết: Để xây dựng bản NTM kiểu mẫu, đối với ban quản lý bản đã tổ chức họp dân triển khai các văn bản và đã được bà con nhân dân ủng hộ rất cao, sau đó lấy ý kiến biểu quyết 100% các hộ gia đình đều đồng thuận chung tay xây dựng bản NTM kiểu mẫu.

Cùng với nguồn kinh phí nhà nước hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng, nhân dân trong bản đã đóng góp được 730 triệu đồng và hơn 1.300 ngày công lao động tham gia xây mới 1 nhà văn hóa bản, 7 tuyến đường ngõ xóm, 3 tuyến đường nội đồng được bê tông hóa; xây mới cổng chào của bản và làm hệ thống điện chiếu sáng dọc tuyến đường nội bản. Đến nay 100% đường trục bản đã được đổ nhựa và bê tông hóa; 100% số hộ đều thực hiện tốt vệ sinh khu dân cư, giữ gìn vệ sinh chung và có hàng rào bằng cây xanh hoặc hoa; các hoạt động văn hóa văn nghệ thường xuyên được tổ chức.

Bà Lê Thị Linh, Bản Nghĩa Hưng (Mường Cơi, Phù Yên, Sơn La) chia sẻ: Nói chung ở bản Nghĩa Hưng này từ trước đến giờ môi trường xanh - sạch - đẹp này vẫn duy trì thường xuyên chứ không phải đến bây giờ, mà bây giờ thì hiện đại hơn, đẹp hơn đôi chút, sáng sủa, mát mẻ, thoáng đãng cảnh quan của đường làng, điện sáng rồi thì đường sạch sẽ nữa tôi thấy phấn khởi thôi.

Sơn La: Đổi thay ở những vùng quê xây dựng NTM - Ảnh 3.

Môi trường tại bản bản Nghĩa Hưng (Mường Cơi, Phù Yên, Sơn La) xanh - sạch - đẹp. Ảnh: Văn Ngọc

Phấn đấu có thêm 5 xã đạt chuẩn NTM

Trao đổi với phóng viên, bà Hoàng Thị Thu Hiền, Phó Chánh Văn phòng thường trực Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới tỉnh Sơn La cho biết: Mục tiêu phấn đấu năm 2023, Sơn La có  5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Dự kiến, số vốn triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2023 là trên 1 nghìn tỷ.

Trong năm 2023, để thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, Sơn La sẽ triển khai, thực hiện một số giải pháp trọng tâm như: Tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai hiệu quả các giải pháp để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của Chương trình năm 2023; có kế hoạch, lộ trình và giải pháp cụ thể để thực hiện, trong đó, tập trung vào một số chỉ tiêu: Bình quân toàn tỉnh đạt 10,5 tiêu chí/xã; có 63 xã đạt 19 tiêu chí, 06 xã đạt từ 1518 tiêu chí, 40 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, 79 xã đạt dưới 10 tiêu chí. Có thêm 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đến năm 2023 là 08 xã. 

Sơn La: Đổi thay ở những vùng quê xây dựng NTM - Ảnh 4.

Người dân trên địa bàn tỉnh Sơn La hiến đất, góp sức xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Văn Ngọc

Tiếp tục chỉ đạo rà soát, đánh giá hiện trạng xây dựng NTM của các huyện làm căn cứ chỉ đạo, triển khai chương trình giai đoạn 2021-2025. Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền về xây dựng NTM, trong đó tập trung nâng cao nhận thức và hiểu đúng về mục đích, nguyên tắc và bản chất của của Chương trình, tiếp tục triển khai sâu rộng và thiết thực phong trào thi đua "Sơn La chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 20212025 do tỉnh phát động.

Nghiên cứu, tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách đúng các quy định của Trung ương, phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh và các vùng miền dân tộc; nghiên cứu, đề xuất mô hình bộ máy tham mưu, giúp việc tổ chức triển khai Chương trình giai đoạn 2021-2025 đảm bảo xứng tầm nhiệm vụ, hiệu quả.

Sơn La: Đổi thay ở những vùng quê xây dựng NTM - Ảnh 5.

Người dân vùng cao Sơn La chú trọng và bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan nông thôn. Ảnh: Văn Ngọc

Tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các huyện đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nội dung thành phần của Chương trình để hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM theo hướng chú trọng vào chất lượng và tính bền vững, trong đó tập trung vào một số nội dung trọng tâm. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã, nhất là ở những xã nghèo, đặc biệt khó khăn; tập trung hỗ trợ triển khai xây dựng NTM cấp thôn, bản ở các xã dưới 10 tiêu chí. 

Tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, trong đó ưu tiên thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Đối với Chương trình OCOP cần tiếp tục triển khai theo hướng tập trung đi sâu vào chất lượng, theo đúng nguyên tắc và bản chất của chương trình. Chú trọng và bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan nông thôn; tiếp tục chỉ đạo các địa phương phát triển và nhân rộng các mô hình đường hoa – cây xanh theo hướng vườn mẫu - khu dân cư kiểu mẫu.

Văn Ngọc - Nguyễn Vinh